Tổng hợp

Tìm hiểu về Ngũ hành tương sinh trong phong thuỷ

ngu hanh tuong sinh e1619279511856 - Tìm hiểu về Ngũ hành tương sinh trong phong thuỷ

I. VÀI Ý KIẾN VỀ THUYẾT NGŨ HÀNH VỀ SỰ HÌNH THÀNH

Sau thuyết Âm Dương, thuyết Ngũ Hành kế tiếp ra đời. Thuyết Ngũ Hành ra đời giải thích thêm sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng hơn, hợp lý hơn với quy luật sinh khắc vô thường.

Mọi biến đổi, phát triển của thực thể được thuyết này lý giải và là cơ sở nhận thức hiện tượng, sự vật của người cổ xưa Trung Hoa. Tư tưởng triết học của họ soi sáng nhiều ngành trong nghiên cứu và ứng dụng, thuyết Âm dương là nguyên lý và thuyết Ngũ hành là quy tắc. Dựa vào hai thuyết đó, người ta lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người, qua đó nhiều môn ngành có phương hướng phát triển, mở rộng. Trong thực tế ở Trung Quốc, từ đời nhà Chu qua thời Chiến Quốc đến nhà Hán v.v… nhiều môn, ngành như đông y, chiêm bốc, dịch lý, thuật số… phát triển trên cơ sở, lý thuyết và quy tắc Âm Dương và Ngũ Hành. Qua các ứng dụng đó cho thấy giá trị thực tiễn của Ngũ hành. Ngày nay lý thuyết và quy tắc Âm Dương và Ngũ Hành vẫn ngự tại; làm cơ sở lý giải và ứng dụng, mặc dù sự có mặt của các trường phái triết học khác nhau: Triết học duy vật biện chứng, triết học duy tâm, duy lý v.v… thì âm dương, ngũ hành vẫn chiếm một vị thế khó phủ định. Nhất là trong Đông y, nó vẫn là cơ sở nhận thức cơ bản để cứu chữa bệnh tật cho con người. Hai vế lo của con người là: bệnh tật và tai họa, thì thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ Hành đã và đang làm cơ sở lý luận và ứng dụng rộng rãi. Nó thiết thực và hữu dụng để xử lý hai mối lo đó của con người hiện đại.

1. Quan nim Ngũ Hành trong y lý

Chữa bệnh có y lý (lý luận Đông y) không chỉ đang còn thịnh hành ở Trung Quốc mà hầu hết các lương y, ngay cả một số bác sỹ (Tây y) ở nhiều nước trên thế giới cũng đều coi hai thuyết này là cơ sở nhận thức bệnh học hữu ích. Nó soi sáng phần nào mọi khía cạnh của bệnh lý của con người; làm cơ sở cho phương thuốc điều trị.

2. Quan nim Ngũ Hành trong y mnh

Để phòng chữa tai họa, người ta có y mệnh. Đó là sự tìm đến các môn dự báo, dự đoán như: dự báo khí tượng, dự đoán vận hạn đất nước, xã hội, con người trong các thời vận bằng dự đoán học mà hai thuyết Âm Dương và Ngũ

Hành đều có mặt trong Dịch, Lý, Số v.v… Tất cả các môn đó nhằm phần nào biết trước vận hạn: lành, dữ để phòng tránh hay khắc trừ đem lại sự an bình cho con người.

Quy tắc Ngũ Hành tương sinh tương khắc đã chế hóa vạn vật trong nguyên lý Âm Dương biến hóa, đối lập mà thống nhất. Các môn dự đoán đều dựa trên hiện tượng và thực thể cụ thể cho trước, có trước rồi trên cơ sở của nguyên lý Âm Dương và quy tắc của Ngũ Hành mà suy luận dự đoán cho điều sắp xảy tới. Việc giải một “phương trình” để tìm ẩn số “mệnh” ở đây không khác gì giải phương trình để tìm ẩn số trong toán học. Cũng có những dữ kiện đã cho, đã có, đã biết mà đi tìm kết quả nhờ quan hệ giữa chúng. Nhưng để mang tính khoa học thì kết quả của các môn thuật số chỉ là dự đoán. Dự đoán y mệnh càng có cơ sở vững chắc ngoài nguyên lý Âm Dương còn phải cần đến quy tắc của Ngũ Hành. Vì vậy quy tắc Ngũ Hành được thịnh hành là thế.

II. SRA ĐI CA THUYT NGŨ HÀNH

Theo các quan điểm nghiên cứu và những luận cứ mà nhiều nhà khoa học Trung Quốc, nhiều nhà sử học và dân tộc học của đất nước mà nó ra đời vẫn chưa thống nhất về mặt thời gian ra đời của thuyết Ngũ Hành.

Một điều chắc chắn mà tất cả họ đều nhất trí. Đó là thuyết Ngũ Hành có sau thuyết Âm Dương. Thuyết Âm Dương ra đời thời nhà Hạ chưa đủ lý giải hiện tượng. Dịch ra đời từ thời Chu có đề cập đến Âm Dương Ngũ Hành vậy thì nó – thuyết Ngũ Hành có thời khai sinh giữa khoảng hai triều Hạ – Chu. Trong khi quãng thời gian này nằm vào thời Ân Thương 1800T đến 1240T (trước công lịch) của Trung Hoa.

Vấn đề là trong giới học giả Trung Quốc vẫn tồn tại 3 ý kiến trái ngược nhau.

1. Mt vài ý kiến

Một số cho rằng thuyết Ngũ Hành ra đời gần như đồng thời với thuyết Âm Dương chỉ sau một chút ít về mặt thời gian.

2. Ý kiến ca gii khoa hc

Giới sử học lại cho rằng thuyết Ngũ Hành là do Mạnh Tử sáng lập ra. “… Mạnh Tử là người đầu tiên sáng lập ra Ngũ Hành. Mạnh Tử nói năm trăm năm tất có Vương Giả Hưng (từ Nghiêu Thuấn đến Vu Khang là hơn năm trăm năm)…” sách “Trung Quốc thông sử giản biên của Phạm Văn Lan” (Trung

Quốc). Nhưng chính ông lại phủ nhận “… Mạnh Tử không tin Ngũ Hành bác bỏ thuật chiêm bốc dùng ngũ sắc thanh long để định cát hung. Điều đó đủ thấy thời Đông Chu thuyết Ngũ Hành đã thông dụng rồi, đến Trâu Diễn nó càng được thịnh hành…” sách đã dẫn. Luận cứ rằng Mạnh Tử sinh thời Chiến Quốc – Đông Chu liệt quốc. Mà thời này thuyết Ngũ Hành đã được ứng dụng lâu rồi. Cùng với can – chi, nó được phổ biến trong nhiều môn thuật số chiêm bốc.

3. Nhn xét vcác ý kiến

Vậy thì những ý kiến cho rằng thuyết Ngũ Hành ra đời vào thời kỳ nhà Hán do Đổng Trọng Thư đề xướng lại càng không có lý. Vì Hán ra đời sau cả Tần Thủy Hoàng (năm 246T – 210T). Nhà Tần (Thủy Hoàng) lại ra đời cuối Đông Chu.

Trong khi giới triết học và khảo cổ học lại khẳng định Ngũ Hành có trong bộ sách “Thượng Thư” thời chiến quốc (TQ) đã nói: “… Ngũ Hành: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ: thủy thuận dưới nước, hỏa nóng bốc trên. Mộc cong, thẳng. Kim sắc cắt đứt. Thổ là trồng trọt” theo sách “ảnh hưởng của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành với khoa học truyền thống Trung Quốc”.

Như vậy đủ thấy nguồn gốc ra đời của thuyết thì rõ là của Trung Quốc cổ đại. Còn thời gian ra đời của nó thì còn mơ hồ. Đến các học giả Trung Quốc còn tranh biện chưa ngã ngũ. Song việc ứng dụng quy tắc này mặc nhiên tồn tại.

III. NI DUNG THUYT NGŨ HÀNH

Thuyết Ngũ Hành được ứng dụng với những quy tắc tương sinh tương khắc và phản ngược của tương sinh tương khắc; sự thái quá của từng hành. Nó giúp cho lý giải, ứng dụng phù hợp đối với từng sự việc, hiện tượng của thiên nhiên, xã hội, con người…

1. Đc tính ca Ngũ Hành

Ngũ Hành gồm năm hành: Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ.

Mỗi hành có đặc tính riêng biệt, hình thái và biểu lý phương cách khác nhau.

– Hành Thủy có đặc tính hàn lạnh, hướng xuống, thâm trầm, thể hiện màu đen, uyển chuyển…

– Hành Hỏa có đặc tính nóng, bốc lên, sung lực, sắc đỏ, không hòa hoãn…

– Hành Kim có đặc tính sắc bén, thụ sát, thanh tĩnh, biểu hiện sắc trắng, nhu động…

– Hành Mộc đó là tính sinh sôi nảy nở, thẳng ngay, cong dài với sắc khí xanh, dịu êm…

– Hành Thổ – đất có tính nuôi dưỡng, che trở, hóa dục với sắc vàng nâu…

Với Ngũ Hành chính là sự so sánh biểu lý. Nó quy tụ những đặc tính cơ bản. Nó tàng ẩn trong sự vật hiện tượng mà từ đó sự so sánh để đi đến một lý giải hợp lý.

Nhờ có Ngũ Hành với đặc trưng biểu lý mà mọi sự vật, hiện tượng có thể quy vào một Hành đặc trưng nào đó. Nhờ thế mà việc nắm bắt các thuộc tính của sự vật, hiện tượng một cách dễ dàng. Nó khái quát hóa thuộc tính. Nó đi từ khó hiểu, trừu tượng đến sự rõ ràng, dễ hiểu dễ biết để nhận biết một thực thể nào đó.

Nói Hành Hỏa thì mơ hồ nhưng nói sắc đỏ, nóng, bốc v.v… thì hiểu ngay. Đấy là thuộc tính làm cho dễ nhận biết Hành Hỏa.

2. Quy lut sinh khc ca Ngũ Hành

Quy luật tương sinh và tương khắc là hai phạm trù đối lập nhau như Âm và Dương. Gọi là phạm trù vì quy luật tương sinh tương khắc bao hàm rộng lớn của sự sinh trưởng và kiềm chế, diệt, khắc để luôn cố gắng giữ thế cân bằng trong tự nhiên, xã hội cũng như trong con người. Không có tương sinh thì không có tương khắc. Bởi nếu chỉ sinh không thôi thì vạn vật phát triển đến hỗn loạn, rồi tự diệt. Vì vậy phải có sự khắc chế để kìm hãm, chế ngự. Nhờ đó sự phát triển hài hòa được tạo lập. Sự hiện diện hai mặt đối lập: không có cái này thì không có cái kia và ngược lại không có cái kia thì không có cái này. Cứ thế, hai vế dựa vào nhau làm cơ sở cho sự phát triển của vạn vật trên thế gian. Như vậy, trong sinh có khắc; trong khắc có sinh. Sinh khắc không ngừng thì đương nhiên sẽ là sự phát triển không ngừng. Cái này sinh cái kia nhưng lại bị cái kế tiếp khắc chế. Một chuỗi mối liên quan tạo ra sự phát triển cân đối và hài hòa. Một lúc nào đó quy luật tương sinh và tương khắc bị vi phạm sẽ xảy ra quá sinh và quá khắc.

Quá sinh sẽ dư thừa Quá khắc sẽ bị triệt tiêu
Sự dư thừa dẫn đến nội sinh theo quy luật sinh tồn Âm Dương mà cố gắng

trở lại thế cân bằng. Sự triệt tiêu sẽ ra đời thực thể khác tự sinh cũng theo quy luật sinh tồn của tạo hóa.

Tương sinh tương khắc là sự tương đồng sinh khắc để thúc đẩy sự vật phát triển sinh trưởng bình thường giữ sự biến hóa không ngừng. Không có sinh thì sự vật không phát triển. Không có khắc thì không thể duy trì thế cân bằng được.

– Sự sinh khắc trong ngũ hành.

+ Tương sinh là bổ trợ cùng thúc đẩy phát triển và trợ giúp nhau.

Trong tương sinh gồm các quan hệ hành là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Như vậy tương sinh là một vòng khép kín tạo sự liên quan tương hỗ cho sự sinh sôi nảy nở là liên hoàn trong tự nhiên theo ý nghĩa biểu lý chứ không phải theo nghĩa thực thể, thô thiển.

+ Tương khắc là hai Hành có nghĩa chế khắc nhau, khống chế nhau nhằm kìm hãm sự phát triển vô độ. Tương khắc cũng là sự liên hoàn khắc chế: Mộc khắc Thổ. Thổ khắc Thủy. Thủy khắc Hỏa. Hỏa khắc Kim. Kim khắc Mộc.

Như vậy sự khắc chế cũng chỉ mang ý nghĩa biểu lý hoàn toàn phù hợp chứ không phải theo nghĩa thực thể thô thiển mà hiểu vậy.

Mối liên quan biểu lý liên hoàn chứ không gián đoạn. Hiểu một cách giản đơn thực thể là: Cái sinh ra tôi là cha, cái tôi sinh ra là con. Cái ngang hàng với tôi là anh em, ví dụ Thổ Sinh Kim thì Thổ là cha mẹ của Kim, Kim sinh Thủy và Kim khắc Mộc, Kim và Kim cùng loại ngang nhau là anh em.

– Mối liên hoàn liên tục còn phân ra “quan gửi” và “thê tài” đối với nam thì “thê tài” là vợ và của cải, đối với nữ thì “quan gửi” vừa là quan vừa là chồng, cho nên trong ngũ hành thể hiện quan hệ biểu lý.

Thổ sinh Kim thì Thổ là cha mẹ của Kim, Hoả khắc Kim thì Hỏa là quan gửi của Kim. Kim lại khắc Mộc nên Mộc là thê tài (vợ của) của Kim. Kim lại sinh Thủy, thì Thủy là con cái của kim.

Mối quan hệ biểu lý thứ bậc ấy mà hiểu Kim và kim là ngang vai cùng lứa. Sự sung khắc đều là “tương”. “Tương” vừa mang ý nghĩa đồng, cùng nhau, sự

hỗ trợ qua lại mà có. Chứ riêng lẻ thì không có ý nghĩa gì. “Tương” còn có ý là tương đối. Cái tương sinh hay tương khắc là quy luật tương đối, không phải tuyệt đối giống như quy luật “lượng đổi thì chất đổi” trong triết học duy vật biện chứng. Ở đây quy luật tương sinh tương khắc cũng phải có một lượng nào đó để đạt đến mức mới đạt được khắc và cũng từ đó mới sinh ra cái mới. Ví dụ hành Hỏa muốn khắc được Mộc thì Hỏa phải đủ mạnh mới có tác dụng. Lửa đèn, lửa nến làm sao đốt được rừng rậm (đại mộc lâm) để rồi sinh ra thổ. Cái nghĩa tương đối là như vậy. Hỏa khắc Mộc sinh Thổ. Như vậy Hỏa phải đủ lượng mới làm được việc “khắc” và sinh, vì vậy mà thuyết ngũ hành còn có quy luật phản ngược.

3. Quy lut phn ngược ca ngũ hành

Trong ngũ hành có quy luật tương sinh và tương khắc song đấy là mối quan hệ thuận chiều. Đây là nói “Lượng đổi” để “chất đổi” sức mạnh của khắc chế chỉ thực hiện được khi bản thân nó đủ mạnh. Nhưng trong phạm trù sinh khắc rất rộng lớn giữa các hành và trong từng hành ví dụ Hành Thủy có biển, sông, suối, ao, đầm, giếng. Hành Thổ có đại địa thổ, bích thượng thổ v.v… Tức có đất đường cái, đất nền nhà, vách đất v.v…

Đừng nghĩ đơn giản Thổ khắc Thủy là khắc được đâu; mà vách đất thì sẽ bị nước lũ làm rữa cuốn trôi đi mà thôi. Như vậy không phải “mạnh” khắc “yếu” mà cũng xuất hiện cái “yếu” xung khắc ngược lại, suy khắc vượng, “yếu” khắc “mạnh” là thế.

Ở đây mạnh yếu, suy vượng chỉ các hành với ý nghĩa biểu lý, nó không hàm chứa nghĩa thô thiển, cái nghĩa biểu lý. Thổ vượng thì Mộc suy chứ không thuần tuý Mộc vượng thì Thổ suy, mà ở đây là Mộc bị Thổ khắc rồi. Thuận và nghịch tương quan. Cũng như vậy theo quy luật khắc chế đảo của ngũ hành ta có: Mộc vượng thì Kim suy. Kim vượng thì Hỏa suy, Hỏa vượng thì Thủy kiệt. Thủy vượng thì Thổ tàn. Thổ vượng thì Mộc úa. Cứ thế vòng phản ngược của ngũ hành cũng liên hoàn giống quy luật tương sinh tương khắc.

4. Quy lut thnh quá hóa tha

Thuyết Ngũ Hành còn quy luật thịnh làm thừa, trong ngũ hành thì bất cứ hành nào cũng bị quy luật này chi phối. Sự phát triển cực thịnh sẽ dẫn đến thừa và thừa sẽ đưa đến suy. Như vậy trong thịnh đã tàng ẩn mầm suy vong.

Phàm vật quá rắn thì dễ vỡ, thứ cứng quá thì dễ gẫy v.v… sự thịnh phát quá là thừa mà dư thừa sẽ dẫn đến suy là vậy.

Ngũ hành có quy luật này để làm rõ thêm nghĩa phản ngược nội ứng cơ sở của nghĩa suy khắc vượng. Yếu khắc mạnh.

5. Bàn vquy lut tương sinh tương khc trong ngũ hành

Ngũ hành tương sinh tương khắc kế tiếp thuyết âm dương làm cho cơ sở

luận lý thêm sáng tỏ và việc ứng dụng trở nên có ý nghĩa bao trùm.

Hai thuyết song hành bổ trợ. Lý thuyết âm dương như là gốc là nguyên lý để các quy tắc ngũ Hành có thể phát huy trong nhiều môn, ngành một cách hiệu quả mà người xưa (Trung Hoa) đắc dụng.

Trong thực tế, khi nói đến ngũ hành người ta thường nghĩ ngay quy luật sinh khắc của thuyết này. Chẳng thế mà trong dân gian chỉ hiểu đơn thuần một chiều “sinh” hay chiều “khắc” mà ứng dụng, hay giải thích. Người ta thường quên rằng ngũ hành còn có quy luật phản ngược và thịnh quá hóa dư. Hai quy luật này mới đủ bộ ba để ứng dụng thêm phong phú và lý giải được nhiều vấn đề thực tiễn xẩy ra. Đừng nghĩ là Thủy thì không làm bạn với Thổ vậy Thủy thì không lấy được Hỏa. Phát biểu như vậy là không hiểu thấu lý thuyết ngũ Hành và cũng không phù hợp nhiều hiện tượng thực tiễn hiện có. Nhờ tính hữu dụng của thuyết lý mà nó đã và vẫn được ứng dụng trong nhiều môn, ngành. Nó vẫn cuốn hút sự quan tâm của nhiều học giả đam mê nghiên cứu các môn gọi là “Huyền học”.

Trong phong thuỷ chia ra gồm ngũ hành: Kim, Thuỷ, Hoả, Thổ, Mộc. Và có sự quy định tương sinh, hỗ và tương khắc, từ đó đưa ra nhiều khái niệm liên quan tới ngũ hành phong thuỷ và các ứng dụng trong đời sống

Ngũ hành tương sinh là gì ?

Người Trung Hoa xưa họ đưa ra khái niệm ngũ hành để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật, và lý giải các hiện tượng trong phong thuỷ.

ngu hanh tuong sinh - Tìm hiểu về Ngũ hành tương sinh trong phong thuỷ

Trong mối quan hệ tương sinh thì Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ.

Ứng dụng của ngũ hành tương sinh trong đời sống.

Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.

Ngũ hành tương sinh theo tuổi, năm sinh

Ngũ hành tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.

Lý giải ngũ hành tương sinh

Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Theo nguyên lý ngũ hành, môi trường gồm 5 yếu tố Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất).

Quan hệ tương sinh là hành này làm cơ sở cho hành kia hình thành, phát triển như: – Mộc sinh Hỏa (Cây cháy sinh lửa). – Hỏa sinh Thổ(lửa đốt mọi vật thành tro, thành đất) – Màu đỏ. – Thổ sinh Kim (kim loại hình thành trong đất) – Màu vàng.

– Kim sinh Thủy (kim loại nung nóng chảy thành dạng lỏng) – Màu trắng.

– Thủy sinh Mộc (nước nuôi cây)

– Màu xanh dương, màu xanh da trời. Quan hệ tương khắc là hành này hạn chế, gây trở ngại cho hành kia. – Đó là Thủy khắc Hỏa (nước dập tắt lửa) – Tránh màu xanh dương hay xanh ra trời.

– Hỏa khắc Kim (lửa làm chảy kim loại) – Tránh màu đỏ. – Kim khắc Mộc (kim loại cắt được cây) – Tránh màu trắng. – Mộc khắc Thổ (cây hút chất màu của đất) – Tránh màu xanh lá cây. – Thổ khắc Thủy (đất ngăn nước) – Tránh màu vàng.

Tương sinh, tương khắc hài hòa, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thủy.

ngu hanh tuong sinh e1619279511856 - Tìm hiểu về Ngũ hành tương sinh trong phong thuỷ

Chu kỳ Tương sinh Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu – Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)… Ứng dụng của màu sắc ngũ hành tương sinh Ứng dụng trọng việc lựa chọn màu xe, thời trang, sơn nhà, tranh ảnh.

Xem thêm: Giải thích ý nghĩa của sơ đồ bát quái

Nguyên lý ngũ hành tương sinh là:

KIM sinh THỦY THỦY sinh MỘC MỘC sinh HỎA HỎA sinh THỔ THỔ sinh KIM.

Luận giải: Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy” được. Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật. Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn. Mối quan hệ ngũ hành tương khắc: Mọi vật thể khi bị sát phạt, khắc chế sẽ đi đến chỗ tàn tạ, thoái hóa. Do đó, quan hệ tương khắc là để biểu hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.

Tìm hiểu về HỎA sinh THỔ trong ngũ hành tương sinh là gì ?

Thổ sinh Kim là gì? Ý nghĩa và cách vận dụng Thổ sinh Kim trong ngũ hành

MỘC sinh HỎA là gì? Cách vận dụng MỘC sinh HỎA trong ngũ hành

Tìm hiểu về THỦY sinh MỘC trong ngũ hành tương sinh là gì ?

Kim sinh Thủy là gì? Ý nghĩa và cách vận dụng Kim sinh Thủy trong ngũ hành

Bảng tra cứu màu sắc theo cung mệnh ngũ hành tương sinh

  Tương Sinh Tương Hợp Khắc Chế Bị Khắc Chế
Kim Vàng đậm, nâu đất Trắng, bạc, vàng nhạt Xanh lục, gỗ nâu Đỏ, hồng, tím
Mộc Đen, xanh lam Xanh lục, gỗ nâu Vàng sậm, nâu đất Trắng, bạc, vàng nhạt
Thủy Trắng, bạc, vàng nhạt Đen, xanh lam Đỏ, hồng, tím Vàng sậm, nâu đất
Hỏa Xanh lục, gỗ nâu Đỏ, hồng, tím Trắng, bạc, vàng nhạt Đen, xanh lam
Thổ Đỏ, hồng, tím Vàng sậm, nâu đất Đen, xanh lam Xanh lục, gỗ nâu

Tra cứu thêm thêm cung mệnh  hoả ở hình dưới đây:

NĂM TUỔI CUNG HÀNH
NAM NỮ
1924 Giáp Tý Tốn: Mộc Khôn: Thổ Kim +
1925 Ất Sửu Chấn: Mộc Chấn: Mộc Kim –
1926 Bính Dần Khôn: Thổ Tốn: Mộc Hỏa +
1927 Đinh Mão Khảm: Thủy Cấn: Thổ Hỏa –
1928 Mậu Thìn Ly: Hỏa Càn: Kim Mộc +
1929 Kỷ Tỵ Cấn: Thổ Đoài: Kim Mộc –
1930 Canh Ngọ Đoài: Kim Cấn: Thổ Thổ +
1931 Tân Mùi Càn: Kim Ly: Hỏa Thổ –
1932 NhâmThân Khôn: Thổ Khảm: Thủy Kim +
1933 Quý Dậu Tốn: Mộc Khôn: Thổ Kim –
1934 GiápTuất Chấn: Mộc Chấn: Mộc Hỏa +
1935 Ất Hợi Khôn: Thổ Tốn: Mộc Hỏa –
1936 Bính Tý Khảm: Thủy Cấn: Thổ Thủy +
1937 Đinh Sửu Ly: Hỏa Càn: Kim Thủy –
1938 Mậu Dần Cấn: Thổ Đoài: Kim Thổ +
1939 Kỷ Mão Đoài: Kim Cấn: Thổ Thổ –
1940 Canhthìn Càn: Kim Ly: Hỏa Kim +
1941 Tân Tỵ Khôn: Thổ Khảm: Thủy Kim –
1942 Nhâm Ngọ Tốn: Mộc Khôn: Thổ Mộc +
1943 Qúy Mùi Chấn: Mộc Chấn: Mộc Mộc –
1944 GiápThân Khôn: Thổ Tốn: Mộc Thủy +
1945 Ất Dậu Khảm: Thủy Cấn: Thổ Thủy –
1946 BínhTuất Ly: Hỏa Càn: Kim Thổ +
1947 Đinh hợi Cấn: Thổ Đoài: Kim Thổ –
1948 Mậu Tý Đoài: Kim Cấn: Thổ Hỏa +
1949 Kỷ Sửu Càn: Kim Ly: Hỏa Hỏa –
1950 Canh Dần Khôn: Thổ Khảm: Thủy Mộc +
1951 Tân Mão Tốn: Mộc Khôn: Thổ Mộc –
1952 NhâmThìn Chấn: Mộc Chấn: Mộc Thủy +
1953 Quý Tỵ Khôn: Thổ Tốn: Mộc Thủy –
1954 Giáp Ngọ Khảm: Thủy Cấn: Thổ Kim +
1955 Ất Mùi Ly: Hỏa Càn: Kim Kim –
1956 Bính thân Cấn: Thổ Đoài: Kim Hỏa +
1957 Đinh Dậu Đoài: Kim Cấn: Thổ Hỏa –
1958 Mậu Tuất Càn: Kim Ly: Hỏa Mộc +
1959 Kỷ Hợi Khôn: Thổ Khảm: Thủy Mộc –
1960 Canh Tý Tốn: Mộc Khôn: Thổ Thổ +
1961 Tân Sửu Chấn: Mộc Chấn: Mộc Thổ –
1962 Nhâm Dần Khôn: Thổ Tốn: Mộc Kim +
1963 Quý Mão Khảm: Thủy Cấn: Thổ Kim –
1964 GiápThìn Ly: Hỏa Càn: Kim Hỏa +
1965 Ất Tỵ Cấn: Thổ Đoài: Kim Hỏa –
1966 Bính Ngọ Đoài: Kim Cấn: Thổ Thủy +
1967 Đinh Mùi Càn: Kim Ly: Hỏa Thủy –
1968 Mậu Thân Khôn: Thổ Khảm: Thủy Thổ +
1969 Kỷ Dậu Tốn: Mộc Khôn: Thổ Thổ –
1970 CanhTuất Chấn: Mộc Chấn: Mộc Kim +
1971 Tân Hợi Khôn: Thổ Tốn: Mộc Kim –
1972 Nhâm Tý Khảm: Thủy Cấn: Thổ Mộc +
1973 Quý Sửu Ly: Hỏa Càn: Kim Mộc –
1974 Giáp Dần Cấn: Thổ Đoài: Kim Thủy +
1975 Ất Mão Đoài: Kim Cấn: Thổ Thủy –
1976 BínhThìn Càn: Kim Ly: Hỏa Thổ +
1977 Đinh Tỵ Khôn: Thổ Khảm: Thủy Thổ –
1978 Mậu Ngọ Tốn: Mộc Khôn: Thổ Hỏa +
1979 Kỷ Mùi Chấn: Mộc Chấn: Mộc Hỏa –
1980 CanhThân Khôn: Thổ Tốn: Mộc Mộc +
1981 Tân Dậu Khảm: Thủy Cấn: Thổ Mộc –
1982 NhâmTuất Ly: Hỏa Càn: Kim Thủy +
1983 Quý Hợi Cấn: Thổ Đoài: Kim Thủy –
1984 Giáp tý Đoài: Kim Cấn: Thổ Kim +
1985 Ất Sửu Càn: Kim Ly: Hỏa Kim –
1986 Bính Dần Khôn: Thổ Khảm: Thủy Hỏa +
1987 Đinh Mão Tốn: Mộc Khôn: Thổ Hỏa –
1988 Mậu Thìn Chấn: Mộc Chấn: Mộc Mộc +
1989 Kỷ Tỵ Khôn: Thổ Tốn: Mộc Mộc –
1990 Canh Ngọ Khảm: Thủy Cấn: Thổ Thổ +
1991 Tân Mùi Ly: Hỏa Càn: Kim Thổ –
1992 NhâmThân Cấn: Thổ Đoài: Kim Kim +
1993 Quý Dậu Đoài: Kim Cấn: Thổ Kim –
1994 GiápTuất Càn: Kim Ly: Hỏa Hỏa +
1995 Ất Hợi Khôn: Thổ Khảm: Thủy Hỏa –
1996 Bính Tý Tốn: Mộc Khôn: Thổ Thủy +
1997 Đinh Sửu Chấn: Mộc Chấn: Mộc Thủy –
1998 Mậu Dần Khôn: Thổ Tốn: Mộc Thổ +
1999 Kỷ Mão Khảm: Thủy Cấn: Thổ Thổ –
2000 Canhthìn Ly: Hỏa Càn: Kim Kim +
2001 Tân Tỵ Cấn: Thổ Đoài: Kim Kim –
2002 Nhâm Ngọ Đoài: Kim Cấn: Thổ Mộc +
2003 Qúy Mùi Càn: Kim Ly: Hỏa Mộc –
2004 GiápThân Khôn: Thổ Khảm: Thủy Thủy +
2005 Ất Dậu Tốn: Mộc Khôn: Thổ Thủy –
2006 BínhTuất Chấn: Mộc Chấn: Mộc Thổ +
2007 Đinh hợi Khôn: Thổ Tốn: Mộc Thổ –
2008 Mậu Tý Khảm: Thủy Cấn: Thổ Hỏa +
2009 Kỷ Sửu Ly: Hỏa Càn: Kim Hỏa –
2010 Canh Dần Cấn: Thổ Đoài: Kim Mộc +
2011 Tân Mão Đoài: Kim Cấn: Thổ Mộc –
2012 NhâmThìn Càn: Kim Ly: Hỏa Thủy +
2013 Quý Tỵ Khôn: Thổ Khảm: Thủy Thủy –
2014 Giáp Ngọ Tốn: Mộc Khôn: Thổ Kim +
2015 Ất Mùi Chấn: Mộc Chấn: Mộc Kim –
2016 Bínhthân Khôn: Thổ Tốn: Mộc Hỏa +
2017 Đinh Dậu Khảm: Thủy Cấn: Thổ Hỏa –
2018 Mậu Tuất Ly: Hỏa Càn: Kim Mộc +
2019 Kỷ Hợi Cấn: Thổ Đoài: Kim Mộc –
2020 Canh Tý Đoài: Kim Cấn: Thổ Thổ +
2021 Tân Sửu Càn: Kim Ly: Hỏa Thổ –
2022 Nhâm Dần Khôn: Thổ Khảm: Thủy Kim +
2023 Quý Mão Tốn: Mộc Khôn: Thổ Kim –
2024 GiápThìn Chấn: Mộc Chấn: Mộc Hỏa +
2025 Ất Tỵ Khôn: Thổ Tốn: Mộc Hỏa –
2026 Bính Ngọ Khảm: Thủy Cấn: Thổ Thủy +
2027 Đinh Mùi Ly: Hỏa Càn: Kim Thủy –
2028 Mậu Thân Cấn: Thổ Đoài: Kim Thổ +
2029 Kỷ Dậu Đoài: Kim Cấn: Thổ Thổ –
2030 CanhTuất Càn: Kim Ly: Hỏa Kim +
2031 Tân Hợi Khôn: Thổ Khảm: Thủy Kim –
2032 Nhâm Tý Tốn: Mộc Khôn: Thổ Mộc +
2033 Quý Sửu Chấn: Mộc Chấn: Mộc Mộc –
2034 Giáp Dần Khôn: Thổ Tốn: Mộc Thủy +
2035 Ất Mão Khảm: Thủy Cấn: Thổ Thủy –
2036 BínhThìn Ly: Hỏa Càn: Kim Thổ +
2037 Đinh Tỵ Cấn: Thổ Đoài: Kim Thổ –
2038 Mậu Ngọ Đoài: Kim Cấn: Thổ Hỏa +
2039 Kỷ Mùi Càn: Kim Ly: Hỏa Hỏa –
2040 CanhThân Khôn: Thổ Khảm: Thủy Mộc +
2041 Tân Dậu Tốn: Mộc Khôn: Thổ Mộc –
2042 NhâmTuất Chấn: Mộc Chấn: Mộc Thủy +
2043 Quý Hợi Khôn: Thổ Tốn: Mộc Thủy –

Lý giải ngũ hành tương sinh

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土). Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất. 

Cách hàng Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ tương sinh theo tuổi

Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Trong ngũ hành tương sinh, mối quan hệ giữa hai hành mang tính chất bổ trợ lẫn nhau. Cái này sinh ra cái kia và ngược lại. Số mệnh con người ảnh hương rất nhiều bởi việc chọn cung mệnh tương sinh tương khắc.

Quan hệ Ngũ hành với các lĩnh vực khác

Tham khảo mối quan hệ ngũ hành với các lĩnh vực theo thông tin từ wiki

Ngũ hành Mộc 木 Hỏa 火 Thổ 土 Kim 金 Thủy 水
Ngũ sắc      Lục      Đỏ      Vàng      Trắng      Lam
Phương hướng Đông Nam Trung tâm Tây Bắc
Mùa Xuân Hạ Chia đều cho 4 mùa Thu Đông
Bàn tay Ngón cái ngón trỏ Ngón giữa Ngón áp út Ngón út
Ngũ Thường Nhân Lễ Tín Nghĩa Trí
Ngũ Phúc, Đức Thọ: Sống lâu Khang: Khỏe mạnh Ninh: An lành Phú: Giàu có Quý: Danh hiển
Ngũ chính giới Công Trí Nông Binh Thương
Trạng thái Sinh Trưởng Hóa Cấu Tàng
Tứ đại Tổng hợp 4 yếu tố còn lại. Lửa Đất Gió Nước
Thời tiết Gió (ấm) Nóng Ôn hòa Sương (mát) Lạnh
Ngày trong tuần Thứ năm (Mộc diệu) Thứ ba (Hỏa diệu) ThứBảy (Thổ diệu) ThứSáu (Kim diệu) Thứ tư (Thủy diệu)
Thời gian trong ngày Rạng sáng Giữa trưa Chiều Tối Nửa đêm
Năng lượng Nảy sinh Mở rộng Cân bằng Thu nhỏ Bảo toàn
Giọng Ca Nói (la,hét, hô) Bình thường Cười Khóc
Số Hà Đồ 3 2 5 4 1
Cửu Cung 3, 4 9 5, 8, 2 7, 6 1
Ngũ xú(năm mùi khí) Hôi, Khai Khét Thơm Tanh Thối
Ngũ âm Giốc Chủy Cung Thương
Thế đất Dài Nhọn Vuông Tròn Ngoằn ngoèo
Thể biến-hóa Chất rắn(thể hóa của 1 đơn chất vô cơ) Không xác định(Ánh sáng) Plasma Chất khí Chất lỏng
Tứ đại kỳ thư Hồng lâu mộng Tây du ký Thủy hử Tam Quốc diễn nghĩa Kim Bình Mai
Vận tốc, và/hoặc chu kỳ dao động Thấp nhất (chịu sự chi phối, ràng buộccủa 4 yếu tố còn lại) Không xác đính. (hoặc đứng im tương đối) Cao nhất tương đối(xét trong 1 hệ quy chiếu) Cao nhì tương đối Trung bình tương đối.
Ngũ quan Thân, da (xúc giác) Nhãn (mắt, thị giác) Nhĩ (tai, thính giác) Tị (mũi, khứu giác) Thiệt (lưỡi, vị giác)
Hình thức giao tiếp, biểu hiện Chữ viết, từ, ngữ, câu văn, ngôn ngữ biểu đạt Giao tiếp qua ánh Mắt Giao tiếp qua tai, lời nói, tư tưởng, suy nghĩ tưởng tượng… Giao tiếp qua mũi, mùi, không khí Giao tiếp qua cử chỉ, múa, ngôn ngữ cơ thể…
Ngũ tạng Can (gan) Tâm (tim), Tâm bao Tỳ (hệ tiêu hoá) Phế (phổi) Thận (hệ bài tiết)
Lục phủ Đảm/Đởm (mật) Tiểu Tràng (ruột non), Tam tiêu Vị (dạ dày) Đại Tràng (ruột già) Bàng quang
Mùi vị Chua (toan) Đắng (khổ) Ngọt, Nhạt (cam) Cay (tân) Mặn (hàm)
Ngũ thể Cân (gân) Huyết mạch (mạch máu) Cơ nhục (thịt) Bì (da) Cốt (Xương)
Ngũ vinh (phần thừa của ngũ thể) Trảo (móng chân tay) Tiêu (Tóc) Thần (môi) Mao (lông) Não tủy
Cơ thể Tay trái Giữa ngực Vùng bụng Tay phải Hai chân đi lên sau lưng lên cổ gáy
Lục khí – Lục dâm (lục tà) Phong Thử (nắng), Hỏa Thấp Táo Hàn
Ngũ dịch Mồ hôi Nước mắt Nước dịch tai Nước mũi Nước miếng
Thất tình (tình chí) Giận (nộ) Mừng (hỷ) Ưu tư, lo lắng (tư) Đau buồn (bi) Sợ (khủng), Kinh
Ngũ tàng Hồn Thần Ý Phách Trí
Ngũ giới Sát sinh, giết hại Tà dâm, si mê, Nói dối, lươn lẹo Trộm cắp, tranh đua Uống rượu, ăn thịt..
Ngũ lực Niệm lực Huệ lực Tín lực Định lực Tấn lực
Tháp nhu cầuMaslow T1:.Nhu cầu được quý trọng, kính mến, được tin tưởng, được tôn trọng. T5: Nhu cầu thể hiện bản thân, tự khẳng định mình, làm việc mình thích. T4: Thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ,tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi T2: Nhu cầu an toàn, yên tâm về thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe. T3: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc.
Thú nuôi Hổ, Mèo Ngựa Chó, Trâu, Dê Khỉ, Gà Lợn
Hoa quảRau củGia vị Mận, kiwi xanh, nho xanh, Đu đủ,Chanh xanh, chanh vàng.Bông cải xanh, bắp cải tím,cải xoăn xanh, ớt xanh,cải bó xôi spinach, rau xàlách xanh tím, củ su hào, bí xanh, khổ qua, cải lá xanh, mướp ngọt, măng tây xanh, lá rễ bồ công anh, lá rễ ngưu bàng, rau ngò, rau húng, cây tỏi tây, hành lá, Oregano, Hạt tiêu xanh tưới, đen khô,hạt hồi, hạt thìa là, hoa hồi, hạt ngò, hạt mè vàng Mơ, Lựu, Thanh long đỏ, dưa hấu ruột đỏ, nho đỏ, bưởi ruột đỏ.Ớt đỏ cay ngọt, tiêu đỏ, rau đay đỏ, bí đỏ, củ cải đỏ, Chuối, Táo, dứa, kiwi vàng, xoài, hồng,mít, quả na, cam, quýt, quất,dưa hấu ruột vàng. Ớt vàng cay ngọt,cải thảo, cải chíp, bắp cải, cần tây,cà rốt, bí vàng, củ cải tròn tím vàng ruột vàng, Củ gừng, củ riềng, Lê, bưởi trắng.Bông cải trắng, măng tây trắng, hành tây, củ tỏi, Nho đen, mâm xôi đen, việt quất đen xanh.Củ cải trắng dài, trắng tròn, đen tròn,Hạt mè đen, hạt thìa là đen, hạt óc chó
Ngũ cốc Lúa mì, đậu xanh, đậu hà lan xanh,đậu lăng vỏ xanh, Gạo đỏ, hạt Quinoa đỏ, Đậu đỏ nhỏ, Đậu thận đỏ lớn, Đậu lăng đỏ ruột, Gạo trắng, nếp trắng, hạt Quinoa trắng, đậu gà, đậu nành, đậu hà lan vàng, đậu thận vàng, khoai tây vàng, củ sắn, khoai lang trắng vàng, khoai môn, hạt dẽ Ngô, đậu thận trắng lớn, đậu trắng nhỏ, Hạt kê, Quinoa đen, gạo nếp đen, gạo đen hạt dài, đậu đen
Thập Thiên can Giáp, Ất Bính, Đinh Mậu, Kỷ Canh, Tân Nhâm, Quý
Thập nhị Địa chi Dần, Mão Tỵ, Ngọ Thìn, Mùi, Tuất, Sửu Thân, Dậu Hợi, Tý
Âm nhạc Son Mi La Đô
Vật biểu Thanh Long Chu Tước Kỳ Lân Bạch Hổ Huyền Vũ
Thiên văn Mộc Tinh (Tuế tinh) Hỏa Tinh (Huỳnh tinh) Thổ Tinh (Trấn tinh) Kim Tinh (Thái Bạch) Thủy Tinh (Thần tinh)
Bát quái ¹ Tốn, Chấn Ly Khôn, Cấn Càn, Đoài Khảm
Ngũ uẩn (ngũ ấm) Sắc Uẩn Thức uẩn Hành Uẩn Tưởng Uẩn Thọ Uẩn
Tây Du Ký Bạch Long Mã Tôn Ngộ Không Đường Tam Tạng Sa Ngộ Tĩnh Trư Bát Giới
Ngũ Nhãn Thiên nhãn Phật nhãn Pháp nhãn Tuệ nhãn (Nhục), thường nhãn

Tìm hiểu Quy luật Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ tương sinh

Trong thực tế đời sống đã áp dụng phần đông ngũ hành tương sinh, tương khắc, đặc trưng là trong phong thủy nhà ở. Nhưng Anh chị đã hiểu được đa dạng về ngũ hành hay chưa ? Phân tách rõ hơn về ngũ hành tương sinh, tương khắc và những quy luật của nó.

Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ và tương thân, tương cụ, phần nhiều kết hợp thành hệ chế hoá, biểu lộ mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.

Luật tương sinh: Tương sinh với tức là viện trợ nhau để vững mạnh. Đem ngũ hành địa chỉ có nhau thì thấy 5 hành sở hữu quan hệ thúc đẩy , nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: cái sinh ra nó và chiếc nó sinh ra, vận dụng vào y học còn gọi là loại và tử.

Quy luật tương sinh: Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một bí quyết trật tự , xúc tiến nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Trật tự tương sinh là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Sự tương sinh này cư lặp lại ko giới hạn .

Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!!!!

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT