Những chia sẻ về cách sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu dưới đây của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin thú vị và bổ ích
Quy trình sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu
Nhà cấp 4 là loại hình nhà ở rất phổ biến ở nước ta từ xa xưa. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng, nhiều ngôi nhà đã xuống cấp, cũ kĩ. Nhiều gia chủ không muốn xây mới mà lại có ý định sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu để tiết kiệm chi phí.
>> Tham khảo: Báo giá và quy trình chuẩn sửa chữa nhà mới nhất
Ảnh – Công trình sửa chữa nhà cấp 4 trước và sau khi sửa
Quy trình cải tạo nhà cấp bốn thành nhà nhiều tầng
Để khách hàng hiểu hơn về quy trình cải tạo từ nhà cấp 4 thành nhà nhiều tầng:
– Khảo sát hiện trạng của ngôi nhà và phân tích kiến trúc: Xem cấu kết móng nhà có vững chắc để nâng thêm tầng hay không. Nếu móng yếu thì cần gia cố lại để tiến hành các bước tiếp theo.
– Tính toán chi phí cho các hạng mục của công trình: chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí phát sinh, khoản dự phòng.
– Lên kế hoạch và phương án cụ thể cho việc sửa chữa: Thời gian vào khi nào, thuê đơn vị nhà thầu nào uy tín để tin tưởng giao ngôi nhà cho họ sửa chữa.
– Bàn giao công trình cho đơn vị thi công để bắt tay vào quá trình.
Ngôi nhà cấp 4 trước và sau khi cải tạo
Những điều cần lưu ý khi cải tạo nhà cấp 4 thành nhà lầu
Dưới đây là một số điều mà gia chủ nên lưu ý để có thể cải tạo thành công ngôi nhà cấp 4 của minh thành nhà lầu 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng:
– Nên áp dụng lối trang trí đơn giản, nhẹ nhàng để tạo sự cân đối cho kiến trúc của toàn bộ ngôi nhà. Không nên sử dụng nhiều hoa văn cầu kỳ, phức tạp bởi chúng làm cho không gian thêm chật chội rườm rà
Lựa chọn lối trang trí nhẹ nhàng, đơn giản để mang lại sự sang trọng cho ngôi nhà
– Cải tạo nhà cấp 4 thành nhà lầu nên đảm bảo đủ ánh sáng, nhất là hứng được ánh sáng buổi sớm. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất hợp phong thủy.
– Cửa sổ và các cửa ra nên thiết kế kích thước hợp lý, có thể sử dụng vật liệu gỗ công nghiệp để tiết kiệm chi phí xây lắp, sửa chữa.
– Chú ý đến hệ thống đường dây điện, hạn chế âm tường mà nên cho đi qua ống gen để dễ dàng khắc phục khi có sự cố. Đặc biệt, khi xây nhà tầng cần đặc biệt chú ý đến đường đi của hệ thống dây điện.
– Nên lựa chọn gạch sàn sao cho cùng tông màu với màu sơn tường và nội thất trong nhà.
Trên đây là những lưu ý khi sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu cũng như quy trình cải tạo mà chúng tôi giới thiệu cho quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì trong quá trình thi công công trình, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời.
Một số kinh nghiệm trong quá trình sửa chữa – cải tạo nhà
– Hãy chọn nhà thầu – đơn vị sửa chữa uy tín và có thương hiệu, pháp nhân dõ dàng. Hiện nay trên thị trường, phần lớn các đơn vị sửa chữa, cải tạo nhà hoạt động đưới dạng tư do, là các tổ thợ. Vì vậy khi gặp phải vấn đề về bảo trì, phát sinh thì thường khó liên hệ được với các đội, tổ thợ này. Vì vậy hãy sáng suốt trong việc lụa chọn đơn vị sửa chữa cải tạo.
– Xem thường việc thiết kế trước khi cải tạo – sửa chữa: Thực tế nhiều người nghĩ rằng, việc sửa chữa không cần nên phương án, thiết kế. Đó là một sai lầm, việc nên phương án thiết kế giúp cho chúng ta có được phương án cải tạo sửa chữa tốt nhất.
– Thiếu phương án dự toán, dự trù kinh phí: Nếu bạn thuê thiết kế, việc dự trù kinh phí bạn sẽ có. Điều này giúp bạn nắm bắt được các khoản chi, vật liệu tránh thất thoát.
– Quan tâm tới phong thuỷ: Ở Việt Nam phong thuỷ là một phần trong đời sống tâm linh, tuy nhiên việc quá quan tâm cũng sẽ ảnh hưởng tới công trình.
– Dự trù thời gian sửa chữa: Việc này rất quan trọng sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và stress trong việc sửa chữa – cải tạo.
Một số công trình – dịch vụ chúng tôi thực hiện tham khảo thêm: