Phong cách kiến trúc đông dương – thước đo kiến trúc lịch sử. Mời các bạn cùng tìm hiểu thêm về kiến trúc đông dương (phong cách kiến trúc indochine).
Việt Nam không phải là một đất nước với sự phát triển đa dạng các kiến trúc xây dựng, nhưng Việt Nam tự hào là một nước với nền văn hóa lâu đời với những đặc trưng vô cùng riêng biệt và độc đáo khiến nhiều quốc gia phải ngả mũ thán phục.
Dù cho có sự gia nhập của nhiều nền kiến trúc khác nhau, với nhiều nền văn hóa khác nhau, thì phong cách đông dương của người Pháp cũng tạo nên những điểm nhấn không thể phủ nhận. Vậy hãy cùng chúng tôi đón đọc bài viết này để có thêm những thông tin xoay quanh lối phong cách đông dương này nhé!
Khái niệm và nguồn gốc của kiến trúc Indochine mà bạn nên biết:
-
Khái niệm của kiến trúc mà bạn nên biết:
Phong cách kiến trúc đông dương (hay còn được biết đến với một tên gọi khác nữa chính là: Indochine Style – tên tiếng Anh của nó); là lối phong cách kết hợp chủ yếu giữa Á và Âu. Nó tạo nên hơi thở của một nét đẹp hoài cổ và kiến trúc truyền thống vốn có. Phong cách đông dương vừa mang dáng vẻ của một tinh hoa đất trời – bề dày lịch sử lâu đời của Việt nam – bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Chính vì lối thiết kế Phong cách đông dương mà nó mang đậm sự hòa hợp giữa hai đất nước, giữa hai nét văn hóa tiêu biểu là Việt Nam và Pháp
-
Nguồn gốc của kiến trúc Indochine:
Người sáng lập ra kiến trúc đông dương là kiến trúc sư Ernest Hébrard. Ông đã đóng góp rất nhiều vào các công trình, giúp nó trở thành những kiệt tác mà người Việt Nam ta vẫn dùng cho đến hiện nay. Và người Việt cũng rất trân trọng và trân quý những công trình mà ông đã xây dựng cho đất nước vào thời kì đó.
Mặt khác, sự xuất hiện của Phong cách đông dương cũng tạo nên sự khích lệ và niềm hân hoan đối với các kiến trúc sư Việt Nam tại thời điểm đó. Điều này giúp cho các công trình Việt Nam ngày càng phát triển một cách đa dạng và nhiều phong cách cho con đường nghệ thuật dân tộc và phát triển con đường kiến trúc của Việt Nam
Các đặc điểm của kiến trúc Indochine mà bạn nên biết:
-
Đặc điểm về kỹ thuật và vật liệu xây dựng kiến trúc Indochine:
Phong cách kiến trúc đông dương với tư duy thiết kế khá mới mẻ và độc đáo, không chỉ là trong các đường nét thể hiện phong cách thiết kế mà còn đến từ các kỹ thuật và các vật liệu xây dựng để kiến tạo nên Phong cách đông dương. Những kỹ thuật có vẻ còn xa lạ đối với phong cách thiết kế của Việt Nam vào thời kỳ đó là: đèn điện, cổng sắt uốn, hay là cột thu lôi,….
Thậm chí, các vật liệu và các chất liệu sử dụng trong thiết kế cũng mang đến những sự tiên tiến và sự khác biệt rất lớn, có thể kể đến như: khung bê-tông cốt thép có thể chịu lực, khung thép tiền chế, gạch caro và sành sứ đa dạng màu sắc, ngói đá xám chẻ,…. Với sự đa dạng và phong phú này, Phong cách đông dương như thổi một làn hơi vô cùng mới mẻ đến với cấu trúc thiết kế của Việt Nam lúc bấy giờ.
Dai hoc Dong duong photo by Bui Tuan
-
Hệ thống mái ngói vô cùng khác biệt:
Sự đặc biệt trong kiến trúc đông dương chính là hệ thống mái ngói. Nó được đa dạng các công trình từ mái bằng cho đến mái lợp ngói,…. Chúng là những đặc trưng dễ nhận thấy bằng mắt thường nhất khi sử dụng kiến trúc Indochine vào lối thiết kế của các hệ thống nhà ở và các công trình mà Việt Nam thực hiện. Thông thường, các hệ thống mái bằng sẽ được sử dụng trong các công trình có quy mô và có diện tích khá lớn. Ngược lại, các hệ thống mái lợp ngói sẽ được ứng dụng trong các công trình có quy mô nhỏ hơn và thường dùng cho nhà ở
Thông thường, mái ngói sẽ được thiết kế có phần nhô ra khá xa để giúp che chắn cho toàn bộ cấu trúc của ngôi nhà. Ngoài ra, Phong cách đông dương còn chú trọng đến các đặc điểm thiết kế để thu nước mưa chạy dọc theo phần mái nhà, tránh các tình trạng ẩm dột cho phần trên cùng của tòa nhà hoặc là sự dột nước từ trên xuống.
Ngoài ra, kiến trúc đông dương còn có dạng thiết kế mái vút công dành cho các gốc mái. Dạng thiết kế mái nhà này thường được thiết kế xếp chồng lên nhau, có sự sắp xếp theo kiểu mái có tính truyền thống, kèm theo hoa văn thiết kế ở trên đỉnh của mái nhà và ở các góc cong của mái nhà. Nó được sắp xếp và trang trí vô cùng tỉ mỉ và kỹ lưỡng.
-
Công năng sử dụng của kiến trúc Indochine:
Với thời tiết và khí hậu của Việt Nam không có sự thay đổi từ bấy giờ, mang thời tiết nhiệt đới gió mùa thì Phong cách đông dương được sử dụng với các giải pháp cách nhiệt và tạo sự thông thoáng cho công trình. Phong cách đông dương còn ưu ái cho các dạng thiết kế hành lang hay là các hệ thống thông gió; các cách hứng ánh sáng cho ngôi nhà hoặc là cho công trình xây dựng
Ngoài ra, để giúp cho công trình thiết kế theo Phong cách đông dương có không gian thiết kế rộng lớn, thì các kiến trúc sư hầu như chú trọng ưu tiên xây dựng thêm các hệ thống sân trong hoặc là các giếng trời. Điều này giúp cho các công trình có sự thông thoáng và luôn có không gian sáng bên trong công trình; thậm chí là tăng thêm tính thẩm mỹ.
-
Chú trọng sử dụng hệ thống cửa dày và cao:
Điểm chung của mọi công trình hay là mọi nhà ở sử dụng kiến trúc đông dương chính là bố trí ở hệ thống cửa. Đa phần các hệ thống cửa được sắp xếp với lớp cửa sổ thì cao và rộng; còn cửa chính thì khá dày và chắc chắn. Lối Phong cách đông dương thường chú trọng đến số lượng của hệ thống cửa. Chính vì vậy mà Phong cách đông dương cũng tạo được sự chú ý riêng và trở nên đặc biệt hơn hẳn
Các hệ thống cửa của công trình thì thường ưu tiên hiệu ứng ánh sáng tự nhiên mà vẫn đảm bảo được sự thông thoáng, thoáng đãng cho không gian bên trong công trình và bên trong nhà ở. Riêng một chi tiết khá quan trọng trong Phong cách đông dương chính là khi thiết kế với hệ thống cửa; hành lang cũng được trang bị và sắp xếp cửa sổ để ánh sáng dễ dàng len lỏi vào trong không gian.
Các đặc trưng nổi bật của kiến trúc đông dương mà bạn nên biết:
Với một cấu trúc hoặc là một lối thiết kế nào thì vẫn để lại các phong cách và các đặc trưng nổi bật, lối Phong cách đông dương cũng như vậy. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số cấu trúc của Phong cách đông dương nổi bật nhé!
-
Đặc trưng về màu sắc đối với kiến trúc đông dương:
Những màu sắc dễ dàng thấy được trong Phong cách đông dương chính là các màu gắn liền với sự sang trọng, quyền quý hoặc là sự gần gũi, thân thiện nổi bật của nước Pháp; đó là các màu sắc như: màu vàng, màu kem hoặc là màu trắng tinh khiết. Nó gợi nhất đến vẻ đẹp kinh diễm của nước Pháp nhưng cũng không làm mất đi dáng vẻ gần gũi, thân thiện của nét đẹp Á Đông.
-
Đặc trưng về hoa văn và các hoạt tiết trang trí:
Họa tiết và hoa văn trong kiến trúc đông dương thường được chú trọng đến các hình thù: chim thú, hoa lá hoặc là các hình ảnh mang tính tĩnh vật hoặc là có sự thay đổi trong các hình ảnh phù thuộc vào mức độ sáng tạo của Phong cách đông dương.
Các họa tiết và các hoa văn thường được chú trọng thiết kế trên tường nhà, vào các cột trụ hoặc là các vách ngăn, tạo sự điểm xuyết và sự mới mẻ cho Phong cách đông dương. Chính những họa tiết và hoa văn đó sẽ giúp cho hệ thống công trình mang tính thẩm mỹ cao hơn và không mất đi vẻ lịch lãm và sang trọng.
-
Đặc trưng về chất liệu sử dụng của kiến trúc đông dương
Các đặc trưng về chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong kiến trúc đông dương thường sẽ là các thiết kế gắn liền với gỗ, tre, nứa và gạch. Mỗi loại sẽ có một đặc trưng riêng biệt trong thể trộn lẫn vào đâu được trong các thiết kế khác.
Chính vì vậy, các bạn không cần quá lo lắng về các chất liệu được sử dụng trong Phong cách đông dương. Vì dẫu sao nó cũng tạo dựng được những điểm nổi bật sao cho tôn lên vẻ đẹp độc đáo và quyền quý của Phong cách đông dương
Các công trình kiến trúc được sử dụng ở Việt Nam cho tới hiện nay:
Các công trình Phong cách đông dương được sử dụng cho tới hiện nay đều đã có dấu vết của thời gian in hằn lên đó. Nhưng không vì thế mà nó đánh mất đi tính hiện đại, bền vững và độc đáo của mình. Kiến trúc đông dương được thể hiện rõ nét trong một số công trình cho tới hiện nay có thể kể đến như sau:
- Bưu điện trung tâm Sài Gòn
- Tòa nhà chính Đại học Đông Dương
- Trụ Sở Bộ Ngoại Giao
- Bảo tàng lịch sử Việt Nam,….
Còn rất nhiều kiến trúc nữa cũng in dấu Phong cách đông dương tại Việt Nam vào thời điểm hiện nay. Các bạn hãy cùng tìm hiểu từ chúng tôi ở những bài viết sau nhé
Lời kết:
Trên đây là những thông tin về kiến trúc đông dương mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn. Hãy cùng tham khảo và tìm hiểu về Phong cách đông dương để có thể nâng cao hiểu biết của bản thân về lối kiến Phong cách trúc đông dương này nhé!
>> Tham khảo thêm: Biệt thự phong cách indochine