Cách tính bậc cầu thang chuẩn nhất, hợp phong thủy
Nhu cầu xây nhà hay thiết kế kiến trúc ngày càng được coi trọng, cùng với đó là yếu tố phong thủy cũng được đề cao. Trong khi thiết kế nhà ở, cầu thang là một trong những khâu được nhiều người quan tâm, bởi nó là con đường nối các tần lầu lầu lại với nhau và con đường lưu thông nguồn khí. Vì vậy, khi thiết kế cầu thang nhiều người vẫn dựa vào phong thủy để xác định.
Khi biết được cách xác định hướng cầu thang, kiểu cầu thang, bố trí cầu thang và cách tính cầu thang theo phong thủy, thực sự sẽ giúp cho gia chủ tránh được những ảnh hưởng xấu không may và đem lại tài vận tốt trong cuộc sống. Vì vậy, bài viết này, Việt Architect Group sẽ hướng dẫn các bạn cách tính bậc cầu thang chuẩn và hợp lý nhất.
Tại sao phải áp dụng cách tính bậc cầu thang?
Cách tính bậc cầu thang là công việc rất quan trọng không thể bỏ qua khi thiết kế kiến trúc và xây dựng bởi những lý do sau:
– Những ngôi nhà cao tầng đều có diện tích, kích thước khác nhau, thì số bậc cầu thang và chiều cao, chiều rộng của các bậc cầu thang đó cũng khác nhau. Do vậy, để ngôi nhà cân đối, phù hợp thì các bậc cầu thang gắn liền giữa các tầng cũng cần nên chú trọng để hợp lý nhất trong tổng thể.
– Nếu không tính toán bậc cầu thang, thì trong quá trình thi công sẽ rất khó khăn, các bậc không được cân đối, xảy ra nhiều sai sót
– Còn nếu xây dựng các bậc cầu thang không hợp phong thủy thì trong cuộc sống gia đình sẽ gặp nhiều trắc trở, không may, vận mệnh không tốt. chính vì vậy, tính toán bậc cầu thang phải gắn liền với yếu tố phong thủy.
Cách tính bậc cầu thang theo bản mệnh
Cách tính cầu thang theo bản mệnh hay còn gọi là theo phong thủy hiện nay được rất nhiều người quan tâm khi thiết kế cầu thang. Căn cứ vào hình thể kiến trúc ngôi nhà mà có các cách tính bậc cầu thang theo phong thủy cụ thể như sau:
– Nhà hình Thủy là những căn nhà có hình dáng bất thường khó xác định thì bậc 1 sẽ là Trường sinh
– Nhà hình mộc có hình dáng chữ nhật cao, dáng cột trụ hoặc tháp hẹp thì bậc thứ 3 là Trường sinh
– Nhà hình Thổ có hình dạng hơi vuông, mái bằng thấp thì bậc thứ 5 là Trường sinh.
– Nhà hình Hỏa là những ngôi nhà có mái dốc hay hình dáng tổng quát nhọn, góc cạnh thì bậc thứ 7 là Trường sinh,
– Nhà hình Kim thiết kế có nhiều đường cong, đường tròn hay hình bán nguyệt thì bậc thứ 9 là Trường sinh.
Tính bắt đầu từ bậc Trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà và tiếp tục thuận đếm mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng Trường sinh. Cứ đếm hết 12 sao lại tiếp tục đếm một vòng mới. Vì vậy, căn cứ vào cách tính bậc cầu thang như trên thì:
- Nhà hình Thủy, số bậc các bạn nên chọn phù hợp với phong thủy và kích thước là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23…
- Nhà hình Mộc tương tự số bậc nên chọn là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25…
- Nhà hình Thổ thì số bậc nên chọn là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27…
- Nhà hình Hỏa thì số bậc nên chọn là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27…
- Nhà hình Kim thì số bậc nên chọn là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25…
Một số thông số cơ bản khác khi tính toán bậc cầu thang
Ngoài yếu tố phong thủy để lựa chọn được số bậc cầu thang hợp lý, thì các bạn cũng cần chú ý đến các thông số như chiều rộng, chiều cao, chiều dài của các bậc cầu thang như sau:
1/ Chiều cao của cầu thang: Với những ngôi nhà bình thường, chiều cao phổ biến của cầu thang là 3,6m. Tuy nhiên, nó có sự thay đổi ít phụ thuộc vào độ cao thông thủy của ngôi nhà
2/ Độ rộng của vế thang: Hiện nay, độ rộng trung bình của bậc thang là 60cm, có gia đình thì làm rộng hơn khoảng 80cm đến 90cm, để thuận tiện cho sự di chuyển thoải mái và dễ dàng hơn.
3/ Chiều rộng mặt bậc: Với các nhà dân, thì chiều rộng mặt bậc cầu thang không nên quá rộng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến độ dốc và chiều dài cầu thang. Chiều rộng của mặt bậc tối thiểu 25cm.
4/ Độ cao cổ bậc: Độ cao hợp lý nhất để thiết kế cổ bậc nằm trong khoảng 15-18cm, nếu cao hơn các con số này thì sẽ gây khó khăn khi di chuyển, các bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi mỗi khi leo cầu thang, và có thể gây nguy hiểm
5/ Độ cao của lan can, tay vịn: Chiều cao hợp lý nhất dành cho tất cả mọi người sẽ là 1,2m. Tuy nhiên đối với những nhà dân, thì độ cao từ 85cm đến 1m vẫn có thể chấp nhận được.
6/ Gờ của mặt bậc: Với bộ phận này, con số hợp lý để thiết kế sẽ là 2cm, để tăng giá trị thẩm mỹ cũng như hạn chế nước đọng trên mặt bậc.
Những chú ý không nên làm khi thiết kế cầu thang
– Tuyệt đối không đặt cầu thang nằm ở giữa trung tâm của căn nhà
– Không được để cầu thang đối diện với một cầu thang khác trong cùng một ngôi nhà
– Không được xây dựng phòng ngủ, phòng ăn, phòng vệ sinh hay nhà bếp duwois gầm cầu thang
– Tránh sử dụng các vật không chắc chắn để làm cầu thang, để đảm bảo an toàn nên làm tay vịn cầu thang bằng gỗ bền vững, hay các kim loại còn mới, vững chắc
– Không nên để cầu thang bị hỏng trong thời gian dài; nếu có bất kỳ chỗ nào bị hỏng thì hãy sửa chữa nó ngay lập tức để độ đảm bảo an toàn khi di chuyển cho mọi người.
Trên đây là cách tính bậc cầu thang khi thiết kế xây dựng các ngôi nhà cao tầng. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu có khó khăn trong thiết kế kiến trúc thì liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp
Hướng dẫn cách tính bậc cầu thang. Việc tính số bậc cầu thang có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Một trong những cách thiết kế cấu thang đẹp, cuốn hút người dùng đó là thiết kế cầu thang cho nhà ống trở nên được gon gàng, hiện đại giúp mở rộng được không gian căn nhà, để có thể căn phòng ấy sẽ trở nên hiện đại hơn, lôi cuốn người dùng với những mẫu thiết kế đẹp cũng như mang đến không gian căn nhà hữu ích với những món đồ đẹp nhất và hiện đại tinh tế.
Cách chia bậc cầu thang hợp phong thủy
Khi xây dựng nhà những câu hỏi như: Chia và tính bậc cầu thang như thế nào thì hợp phong thủy? Cầu thang có số bậc bao nhiêu là tốt? Được rất nhiều người quan tâm. Chính vì vậy ở bài này Phong Thủy Shop xin tư vấn cách tính số bậc cầu thang theo quy luật sinh lão bệnh tử.
Cầu thang được xem như xương sống của ngôi nhà. Nó là công cụ kết nối các tầng và được xem là phương tiện vận chuyển khí đi khắp ngôi nhà. Nếu cầu thang được thiết kế hợp phong thủy thì sẽ mang lại vượng khí tốt cho ngôi nhà, nếu không, nhiều hung khí sẽ bủa vây nhà bạn. Khi thiết kế cầu thang bạn cần quan tâm đến những vấn đề như: vị trí phù hợp, hình dáng phù hợp, kích thước phù hợp.
>>> Xem thêm:
– Phong thủy cầu thang| Vị trí, hướng đặt và những điều nên tránh
– Tây tứ trạch là gì? Gồm hướng nào? Ý nghĩa trong phong thủy bát trạch
– Đông tứ trạch là gì? Tuổi phù hợp và ý nghĩa trong phong thủy bát trạch
Tại sao cách chia bậc cầu thang theo phong thủy lại quan trọng?
Dù rằng thiết kế cầu thang cho ngôi nhà là dựa vào yếu tố kiến trúc và kỹ thuật. Tuy nhiên kiến trúc và phong thủy có mối quan hệ không thể tách rời và chúng ta nên đưa ra một phương án cố gắng để hài hòa cả hai yếu tố, đương nhiên chúng ta vẫn ưu tiên hơn yếu tố kỹ thuật và sử dụng những cách hóa giải cho phong thủy.
Cầu thang được xem là dòng chảy của nguồn năng lượng và sinh khí lưu thông trong nhà. Nhà ở có sinh khí tất sẽ có những dòng năng lượng lưu chuyển, Theo nghiên cứu khoa học thì số lượng bậc cầu thang còn ảnh hưởng đến sức khỏe và nhịp tim của người thường xuyên đi cầu thang. Trong bản vẽ nhà 2 tầng hoặc 3 tầng, kiến trúc sư cần lưu ý điều này khi thiết kế cho các gia đình, đặc biệt là gia đình có người cao tuổi.
Như vậy, rõ ràng số bậc cầu thang không những ảnh hưởng đến phong thủy, sinh khí trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy trước khi làm cầu thang bên cạnh cách tính bậc cầu thang trong xây dựng, gia chủ phải tính toán kỹ lưỡng để mang lại những gì tốt nhất cho gia đình.
Cách chia bậc cầu thang theo phong thủy – cách tính bởi quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”
Có một cách tính và chia cầu thang được rất nhiều người áp dụng đó là cách chia bậc cầu thang theo phong thủy được tính bởi quy luật Sinh Lão Bệnh Tử. Vậy cách chia bậc cầu thang theo phong thủy dựa vào quy luật này dựa vào cơ sở nào?
Như đã biết thì Quy luật đời người bao gồm: Sinh – Lão – Bệnh – Tử gắn liền với vòng đời của bất kỳ người nào, phải hiểu được ý nghĩa của quy luật này mới có thể căn cứ vào đó để biết cách chia bậc cầu thang theo phong thủy:
– Sinh: Là khởi phát cho sự sống mới, mang ý nghĩa dồi dào năng lượng, sinh lực.
– Lão: Đây là một thời kỳ mà ai cũng phải trải qua, đó là tuổi già. Lão mang ý nghĩa héo úa, năng lượng bắt đầu cạn kiệt dần.
– Bệnh: Sau khi già ốm là giai đoạn bệnh tật, bệnh là một biểu tượng cho những thứ không may mắn.
– Tử: Đây là thời điểm chấm dứt một vòng đời, có nghĩa là sự chết chóc, u ám.
Đây là 4 giai đoạn của đời người và sau khi kết thúc thì nó lại tiếp tục quay lại một vòng Sinh – Lão – Bệnh – Tử mới. Trong 4 giai đoạn của vòng đời thì chỉ có giai đoạn Sinh là được mong đợi nhất, bởi vì đó là sự khởi sắc, năng lượng dồi dào nhất. Chính vì thế mà bất cứ gia chủ nào khi thiết kế kích thước bậc cầu thang cũng mong muốn bậc cuối cùng của cầu thang cũng rơi vào cung Sinh. Nếu thiết kế các mẫu biệt thự sân vườn 1 tầng bạn sẽ không cần quan tâm đến vấn đề chia bậc cầu thang mà thay vào đó là bậc tam cấp.
Như vậy cách chia số bậc cầu thang theo phong thủy bởi vòng sinh lão bệnh tử bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Chia bậc cầu thang vào cung Sinh là tốt nhất
Số bậc cầu thang sẽ được tính theo từng bước chân từ bậc đầu tiên cho đến bâc cuối cùng:
Bước đầu tiên: Sinh
Bước thứ hai: Lão
Bước thứ ba: Bệnh
Bước thứ tư: Tư
Bước thứ năm: Sinh
Bước thứ sáu là: Lão
Bước thứ bảy là: Bệnh
………
Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử đếm cụ thể như sau: bậc đầu tiên là sinh, bậc tiếp theo là lão, bệnh, tử và cứ thế tiếp tục lại từ đầu cho đến bậc cuối cùng…
– Như vậy chúng ta có một công thức về cách chia bậc cầu thang theo phong thủy như sau: số bậc cầu thang đẹp trong nhà tương ứng với các số lẻ và được khái quát theo công thức: 4n+1, trong đó “n” là số lần chu kỳ lặp lại.
Cách chia bậc cầu thang theo phong thủy được sử dụng rộng rãi và phổ biến khi thiết kế nhà cao tầng
Ví dụ: nhà bạn 2 tầng, có nghĩa là phải đóng 1 bộ cầu thang và muốn bậc cầu thang cuối cùng rơi vào cung Sinh thì có thể tính toán như sau:
Bạn dự định khoảng cách từ điểm đầu cho đến điểm cuối là 5 chu kỳ (Sinh – Lão – Bệnh – Tử) thì có thể áp dụng công thức sau đây để tính số bậc:
Số bậc = 4*5 + 1 = 21 bậc.
Như vậy chắc chắn bậc cuối cùng thứ 21 này nhất định sẽ rơi vào cung Sinh.
Sử dụng cách chia bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử để tránh gặp họa sát thân
– Theo cách chia bậc cầu thang theo phong thủy dựa vào quy luật này, chúng ta không thể thiết kế cau thang 23 bac và 24 bậc vì theo vòng thì nó rơi vào bệnh và tử, đem lại những điều rủi ro nhất định, cũng giống như cầu thang 19 bậc thì sẽ bệnh tật triền miên, ốm đau thuốc thang quanh năm…
– Tuy vậy, trong cuộc sống vốn dĩ không có gì là hoàn hảo. Nếu tính toán để sinh khí trong nhà quá vượng có thể khiến gia chủ không gánh được hết và trở thành sát khí.
Chẳng hạn, với một ngôi nhà có tất cả 5 tầng mà gia chủ muốn bố trí cả bốn cầu thang đều có 21 bậc để được cung “sinh” thì bao giờ bậc cầu thang cuối cùng cũng rơi vào cung “tử”. Đối với những mẫu nhà sàn bê tông hiện nay cũng cần lưu ý cách chia bậc lên sàn cho đúng phong thủy.
Như vậy qua bài viết này chúng ta cũng có thể hiểu được mặc dù chỉ là một vấn đề vô cùng đơn giản thuộc về nội thất nhưng chúng ta cần nhất quán giữa kiến trúc và phong thủy, vì nó liên quan đến tài vận, may mắn, sức khỏe của gia đình. Vì thế trước khi thiết kế nhà bạn nên đề đạt với đơn vị kiến trúc về vấn đề cách chia bậc cầu thang theo phong thủy để họ lên phương án phù hợp nhất cho chiều cao bậc cầu thang.
Khi làm nhà, chủ nhân nhất định phải ghi nhớ cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử để tránh phạm phải những điều tối kị trong phong thủy, vô tình rước hạn về nhà.
Xây nhà là một trong những việc đại sự của cả đời người nên tuyệt đối không thể làm qua loa, từ việc đổ móng đến làm mái, làm cầu thang đều cần có sự tính toán rất kỹ cả về kỹ thuật lẫn tâm linh. Trong phong thủy, cầu thang được ví như chiếc cầu đem dòng chảy năng lượng lưu thông giữa các tầng. Ngoài ra, nội thất và ngoại thất của cầu thang cũng vô cùng quan trọng bởi nó có ý nghĩa kết nối không gian, giúp cho năng lượng được liên tục và thông suốt.
Dưới đây là cách tính cầu thang theo sinh, lão, bệnh, tử gia chủ nên lưu ý.
Vì sao cần tính số bậc cầu thang ?
Cầu thang là đường đi trong nhà từ tầng trệt lên đến các tầng lầu, phân chia thành cầu thang nội khí và cầu thang ngoại khí. Xét từ góc độ phong thủy học, cầu thang nội khí cát lợi, cầu thang ngoại khí không cát lợi.
Vì cầu thang nội khí đối lưng với cửa, mọi người vừa bước vào cửa, đi qua chỗ ngoặt là có thể trực tiếp lên cầu thang. Mà cầu thang ngoại khí là vừa bước vào cửa đã nhìn thấy cầu thang, đối diện hoặc hơi đối diện với cửa đã hình thành nên tượng hung.
Ngoài ra số các bậc cầu thang tốt nhất nên dùng số lẻ thuộc dương là cát (vì nhà là dương trạch), ví dụ 17 bậc, 19 bậc, 21 bậc, 23 bậc. Còn số chẳn là hung (thuộc âm, không phù hợp cho dương trạch, chỉ phù hợp cho mộ phần, âm trạch), ví dụ 18 bậc, 20 bậc, 22 bậc.
Còn việc nhiều người thường nhầm tính bậc cầu thang theo sinh-lão-bịnh-tữ là không đúng, chỉ mang tính chất mê tín, vì sinh-lão-bịnh-tữ là “Tứ khổ” trong kinh Phật, không liên quan gì đến phong thủy học.
Nếu nhà khá lớn thì trong phòng khách tốt nhất nên dùng cầu thang bán nguyệt nho nhã. Ngoài ra còn có một điểm cần chú ý, đối với cầu thang nếu có trần nhà quá thấp và ánh sáng âm u thì đều không cát lợi.
Vì như vậy có thể khiến cho mọi người cảm thấy nghẹt thở và bất an. Lúc này có thể treo một chiếc gương trên trần nhà để tăng cường thêm ánh sáng.
Công thức chia bậc cầu thang theo phong thủy
Cách chia bậc cầu thang theo phong thủy được tính theo chu kì Sinh-Lão- Bệnh-Tử, tính từ bậc cầu thang đầu tiên trở đi. Chu kì trên thể hiện các quá trình tuần hoàn trong cuộc đời của một con người. Sinh ra=>già đi=>bệnh tật=>chết. Do đó bậc thang cuối rơi vào cung Sinh gia đình sẽ luôn gặp may mắn, hạnh phúc. Cần tránh để bậc thang cuối rơi vào cung Lão-Bệnh-Tử, trong đó cung Tử đặc biệt nguy hiểm tới các thành viên trong gia đình.
Công thức chia bậc cầu thang
Tính theo chu kì này vị trí bậc cầu thang rơi vào cung tốt là: bậc số 5, bậc số 9, bậc số 13..bậc số 4x+1 (trong đó x là số chu kì Sinh- Lão-Bệnh-Tử)Thông thường với chiều cao tầng của nhà ở Việt Nam từ 3m-3,6m, thì số bậc cầu thang phù hợp là 21 hoặc 25 bậc. Số bậc này bao gồm cả mặt sàn tầng 2.
Phương pháp đã được áp dụng ở trong dân gian từ rất lâu đời, nên hầu như những người thợ lành nghề ở Việt Nam đều tính toán được trước những yếu tố này. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới tiêu chuẩn độ dài và độ rộng của cầu thang để đảm tính thẩm mỹ và bảo an toàn cho người sử dụng.
Nguyên tắc bố trí cầu thang hợp phong thủy
Không đặt cầu thang ở trung tâm ngôi nhà, tránh xây nhà vệ sinh ở gầm cầu thang hay không xây bậc lên xuống hở.
1. Không xây bậc lên xuống hở
Cầu thang phải luôn được xây hoàn chỉnh và không hở ở các bậc. Khi đó, các nguồn vượng khí sẽ không bị phân tán, chạy theo dòng xuyên suốt lên các phòng tầng trên. Hơn nữa, cầu thang kín còn đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trong nhà hơn cầu thang hở.
Cầu thang nên uốn lượn mềm mại, được giữ sạch sẽ, sáng sủa. Ảnh: Ramtco.
2. Vị trí chân cầu thang
Chân cầu thang không nên xây đặt ngay tại cửa, như cửa ra vào hoặc cửa phòng ngủ. Nếu như vậy, nó sẽ tạo ra luồng khí độc gây hại cho gia đình như tiêu tán gia sản, mất lộc, gặp các vấn đề sức khỏe ở đầu và cổ. Nếu chân cầu thang kết thúc ngay trước cửa phòng ngủ, những người thường xuyên nghỉ tại phòng này sẽ gặp các vấn đề về tài chính (tiêu hao tài sản, mất mát) và sức khỏe (trầm cảm, suy tuyến giáp).
Nếu chân cầu thang kết thúc đối diện ngay trước cửa chính của ngôi nhà thì bạn có thể phong tỏa nguồn khí độc bằng cách giữ cho phần hành lang và cầu thang luôn sáng sủa, thoáng khí. Ngoài ra, hãy lắp cửa nhà bằng kính để ngăn không cho vượng khí thoát ra ngoài. Bạn cũng có thể treo một quả cầu pha lê giữa cầu thang và cửa trước; cũng như lắp một tấm gương nhỏ ở mặt sau cánh cửa, đối diện với cầu thang để giúp cho vượng khí lên tới tầng trên.
3. Hình dáng cầu thang
Cầu thang cong theo kiểu mềm mại được cho là tốt nhất vì khi đó nguồn khí tốt trong nhà sẽ được lưu chuyển đều đặn lên các tầng trên. Trong khi đó, cầu thang xoắn ốc, đặc biệt là khi được xây đối diện với cửa trước hoặc ở giữa nhà sẽ khiến cho gia chủ hao tán tài sản và gặp các vấn đề về sức khỏe.
4. Không xây cầu thang cắt góc
Cầu thang xây hình dáng cong là thiết kế tốt nhất cho mọi ngôi nhà. Tuy nhiên, nhiều gia đình vì không biết hay tiết kiệm không gian đã xây cầu thang cắt góc. Điều này khiến cho gia chủ cùng các thành viên không có nhiều thành công trong cuộc sống, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ lớn. Việc này càng hại hơn khi cầu thang cắt góc nằm đối diện với cửa ra vào chính. Để khắc phục điểm này, bạn có thể đặt một chậu cây cảnh nơi cắt góc cầu thang để hạn chế góc cạnh và tạo đường cong cho cầu thang.
5. Coi trọng vị trí cầu thang
Cầu thang nên nằm ở vị trí phía bên phải hoặc bên trái nhà. Không xây cầu thang ở trung tâm ngôi nhà vì điều này có thể khiến gia đình bị rạn nứt hoặc ly tán, tài sản bị tiêu hao, gây mất mát những cơ hội lớn và lỡ những mối quan hệ quan trọng trong cuộc đời. Thêm nữa, cầu thang đặt ở giữa nhà và còn nằm đối diện với cửa ra vào sẽ khiến gia chủ gặp vấn đề về sức khỏe.
Ngoài 5 nguyên tắc trên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để có được cầu thang tạo ra các nguồn năng lượng ngũ hành tốt:
Thảm cầu thang: Không nên dùng thảm màu đỏ vì nó gây cảm giác không an toàn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại thảm màu gỗ, hoặc sử dụng gạch hoa.
Gầm cầu thang: Không để các công trình nước tại đây, ví dụ đài phun nước, bình thủy sinh, bể cá… vì điều này có tác dụng xấu đến trẻ con trong nhà. Thay vào đó, bạn có thể biến nơi đây thành một không gian chứa đồ tuyệt vời như kệ sách hay nơi chứa đồ du lịch.
Phòng vệ sinh dưới cầu thang: Xây dựng nhà vệ sinh ở gầm cầu thang, đặc biệt là cầu thang ở trung tâm ngôi nhà sẽ tạo nên những nguồn khí có hại cho toàn thể thành viên trong nhà, đặc biệt là trẻ con.
Cửa sổ ở cầu thang: Nếu cầu thang nhà bạn hướng lên hoặc kết thúc ở nơi có cửa sổ thì ngôi nhà có thể bị mất hết năng lượng tốt. Hãy khắc phục điểm này bằng cách cố định cửa sổ bằng tấm gỗ hoặc tấm kính màu để các nguồn khí khi lên cầu thang không bị hút ra ngoài.
Một số lưu ý khi quan tâm tới việc tính số bậc cầu thang.
Khu vực chân cầu thang và cầu thang phải có nhiều ánh sáng chiếu vào. Bởi vì, điều này sẽ thu hút khí tươi mới (năng lượng tốt) lên cầu thang. Đồng thời, bạn có thể treo tranh tượng trưng cho điềm lành ở chân cầu thang, như tranh chữ “Phước” chẳng hạn. Nếu cầu thang hẹp, hạn hãy treo một tấm gương lớn để có tác dụng mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh trong phong thuỷ.
Bậc cầu thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, khộng có lỗ hổng giữa các bậc. Điều này bảo đảm rằng, tài chính gia đình sẽ không bị thất thoát. Vì vậy, nếu cầu thang nhà bạn có lỗ hổng ơ giữa các bậc, hãy dùng ván gỗ bít kín chúng lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể trải thảm cầu thang vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của căn nhà và vừa có lợi trong phong thủy.
Thu hút năng lượng tốt
Bạn có thể thực hiện một số cách đơn giản như sau để thu hút nhiều năng lượng dương tươi tốt tràn vào nhà:
. Cầu thang phảl kín, liền nhau, không có lỗ hổng ở giữa các bậc thang.
. Cầu thang phải có đầy đủ ánh sáng để thu hút khí thịnh vượng vào nhà.
. Trưng bày tranh hoặc biểu tượng may mắn ở chân cầu thang.
. Nếu cầu thang hẹp, nên treo tấm gương lớn tại đó để mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh.
Cầu thang rất quan trọng trong giao thông theo trục đứng của ngôi nhà. Từ lâu nay, người phương đông quan tâm không những về tiện nghi sử dụng mà cả về những điều kiêng kỵ, lành dữ của cầu thang theo Phong thủy học.
Theo quan niệm Phong thủy, cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử” như các nhà Phong thủy vẫn quan tâm.
Sơ đồ mặt bằng thang
Thông thường tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ 21, 19, 17… Được như vậy sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.