Hiện nay xu hướng thi công xây nhà tiền chế khá cao, bởi những ưu điểm tuyệt vời của nó là thời gian thi công nhanh, khả năng di chuyển linh hoạt của công trình, đặc biệt phù hợp với kinh doanh, văn phòng.
Vậy nhà tiền chế được hiểu như thế nào ?
Nhà thép tiền chế là loại nhà làm bằng các cấu kiện bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua 3 giai đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá ngắn.
➤➤➤ Xem thêm: Bảng Giá Thiết Kế Nhà Mới Nhất
Những công trình kiến trúc thường sử dụng loại nhà này gồm: nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà cao tầng,…
Trong những năm 1960, các thiết kế kỹ thuật tiêu chuẩn hóa cho các tòa nhà lần đầu tiên được bán trên thị trường như các nhà thép tiền chế. Trong lịch sử, cấu trúc khung chính của một tòa nhà được thiết kế trước là một tập hợp các khung hình chữ I, thường được gọi là I-beam.
Trong các công trình tiền chế, dầm I được sử dụng thường được hình thành bằng cách hàn các tấm thép để tạo thành phần I. Các dầm I sau đó được lắp ghép liên kết bằng bulong để tạo thành toàn bộ khung của tòa nhà được thiết kế sẵn. Một số nhà sản xuất dán các khung (thay đổi theo chiều sâu mạng) theo các hiệu ứng tải địa phương. Kích thước tấm lớn hơn được sử dụng trong các khu vực có hiệu ứng tải cao hơn.
Tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc nhà thép tiền chế
Chiều rộng nhà: Chiều rộng của nhà tùy thuộc vào yêu cầu. Chiều rộng nhà được tính từ mép ngoài tường thứ nhất đến mép ngoài tường thứ hai.
Chiều dài nhà: Chiều dài của nhà tùy thuộc vào yêu cầu. Chiều dài nhà được tính từ mép ngoài tường thứ nhất đến mép ngoài tường thứ hai tính từ hướng nhìn của cửa chính.
Bản vẽ chi tiết thiết kế Nhà khung thép 5 tầng có dự toán chi phí xây dựng
Chiều cao nhà: Chiều cao của nhà tùy thuộc vào yêu cầu. Chiều cao nhà được tính từ chân cột đến diềm mái (giao giữa tôn mái và tôn tường).
Độ dốc mái: Độ dốc mái ảnh hưởng đến việc thoát nước mưa ở trên mái. Thông thường, độ dốc mái được lấy i = 15%
Bước cột: Bước cột là khoảng cách giữa các cột theo phương dọc nhà. Bước cột được xác định dựa vào chiều dài của nhà và mục đích sử dụng trong nhà.
Tải trọng: Tải trọng tính toán tác động lên công trình bao gồm các loại tải trọng sau: trọng lượng bản thân, hoạt tải mái, tải trọng gió, tải trọng cầu trục, tải trọng sàn, Tải trọng sử dụng…
Thành phần cấu tạo chính
Khung chính (cột, kèo, dầm)
Thành phần kết cấu thứ yếu khác: xà gồ, giằng…
Tấm thép tạo hình
Tôn lợp mái
Móng là kết cấu chịu lực chính cho toàn bộ ngôi nhà, người ta có thể làm móng nông hoặc móng sâu tuỳ vào nhu cầu. Với những công trình lớn làm móng sâu chống lật. Móng được thi công và để bulong thường kích thước bulong M22 trở lên để liên kết với cột.
Tính kinh tế của nhà thép tiền chế
Việc tiết kiệm vật liệu tại các vùng ít chịu lực của các cấu kiện khung chính đã giúp Nhà thép tiền chế kinh tế hơn so với nhà thép thường đặc biệt là các nhà thấp tầng với độ rộng dưới 120m và chiều cao mép mái dưới 30m. Hơn nữa, hệ thống Nhà thép tiền chế chỉ sử dụng các mối liên kết đã được thiết kế sẵn và các nguyên vật liệu đã được xác định trước để thiết kế và sản xuất các kết cấu nhà. Vì vậy, nó làm giảm đáng kể thời gian thiết kế, sản xuất và lắp dựng.
So với loại nhà khác
– Trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt.
– Tiết kiệm vật liệu phụ (so với các loại nhà cố định truyền thống).
– Lắp dựng đơn giản, nhanh chóng, bất chấp mọi điều kiện thời tiết.
– Tận dụng tối đa không gian nhà xưởng với dải bước nhịp lớn.
– Tính đồng bộ toàn khung thép cao.
– Dễ mở rộng quy mô.
– Bớt tốn kém thời gian, tiền bạc bởi các cấu kiện được chế tạo sẵn có từ nhà máy.
Đặc biệt nhà thép tiền chế cách nước tốt bằng cách sử dụng hệ thống mái mối đứng, các thành phần thoát nước và diềm mái. Đây là một hệ thống nhà cực kỳ linh hoạt, cho phép trang bị bên trong để đáp ứng mọi công năng và trang trí bên ngoài để thỏa mãn thiết kế kiên trúc đẹp.
Chính những lý do trên khiến nhà thép tiền chế là loại nhà lý tưởng để sử dụng làm nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị….
Tiêu chuẩn nhà tiền chế IAS AC472
IAS AC472 là một chứng chỉ quan trọng trong xây dựng nhà thép tiền chế. Chứng chỉ IAS AC472 là một quy trình đánh giá chất lượng hoàn chỉnh cho các công ty sản xuất kết cấu thép. Hệ thống chất lượng AC 472 là hệ thống kiểm soát chât lượng chặt chẽ bám sát ở tất cả các công đoạn từ:
Thông tin đầu vào, Thiết kế, đến triển khai chi tiết, mua hàng, sản xuất và thi công. Trong đó:
Giai đoạn mua hàng: kiểm soát đánh giá nhà cung cấp, nguyên vật liệu đầu vào.
Kiểm soát gia công: tại xưởng sản xuất, gia công ngoài (Bao gồm: quy trình sản xuất, quy trình Hàn, chứng chỉ liên quan đến người vận hành phải đảm bảo… tất cả đều phải tuân thủ yêu cầu, máy móc sản xuất phải được kiểm tra và đánh giá định kỳ.)
Để duy trì chứng nhận chất lượng trong suốt thời gian được cấp phát cứ 6 tháng một lần sẽ có chuyên gia đánh giá đại diện từ IAS đến kiểm tra toàn bộ tất cả các công đoạn công việc, máy móc thiết bị.
IAS AC472 đối với quốc gia tiên tiến số 1 thế giới như Mỹ rất quan trọng. Các nhà sản xuất thép kết cấu không thuộc nước Mỹ muốn xuất khẩu chính ngạch sản phẩm sang thị trường này bắt buộc phải có chứng nhận chất lượng AC472.
Đối với các công trình xây dựng bằng thép kết cấu, sản phẩm được làm ra với quy trình chất lượng AC472 chắc chắn sẽ được cấp phép nhanh hơn.
Trong lĩnh vực thương mại, các dự án được lắp dựng bằng thép kết cấu sản xuất theo quy trình AC472 sẽ có giá bán tốt hơn.
MBMA là hiệp hội các nhà sản xuất kết cấu thép hàng đầu tại Mỹ được thành lập từ năm 1956, là nơi quy định các tiêu chuẩn chất lượng chung cho những nhà sản xuất thép kết cấu. Tiêu chí bắt buộc đầu tiên đối với các công ty muốn gia nhập MBMA là phải có chứng nhận chất lượng AC472
WorldSteel hiện là công ty đầu tiên tại châu Á đạt được chứng nhận IAS AC472.
Nếu bạn kinh doanh quán cafe thì mẫu nhà tiền chế 2 tầng này đủ độc đáo hút khách cho bạn tham khảo.
Giải pháp nhà khung thép dân dụng khác hẳn với việc xây dựng nhà cốt thép. Nhà phố khung thép được thi công và sư dụng vật liệu từ kết cấu thép, cột, dầm bằng tấm sàn bê tông siêu nhẹ. Sàn chế tạo trong xưởng hoặc lắp ráp tại vị trí thi công.
1.1. Những yêu cầu về nhà khung thép
Nhà khung thép hay nhà phố khung thép đòi hỏi thiết kế và đội ngũ thi công có kinh nghiệm lâu năm.
Trình độ chuyên môn cao. Nhằm đảm bảo về độ chính xác và kỹ thuật tốt.
Vậy nên khi xây dựng lắp ghép cần chú trọng những yêu cầu hay kinh nghiệm sau:
– Đảm bảo tính thẩm mỹ: Đầu tiên bạn nên thỏa mãn tất cả yêu cầu thẩm mỹ hay ý tưởng của chủ nhà.
Ví dụ như về kiểu dáng, kiến trúc bằng sự sáng tạo.
– Tính chịu lực cao: Bạn là những người kiến trúc, người có kinh nghiệm trong việc thi công. Hãy tính toán từ các số liệu đầu vào. Từ đó đưa ra phương pháp khung chịu lực tốt.
Và hãy có sự tính toán dự phòng khi chủ hà có nhu cầu nâng thêm tầng trong thời gian tương lai. Việc này nhằm đồng bộ phần khung xương.
Công trình luôn sẵn sàng chịu tải trọng khi có nhu cầu trong thời gian tới. Để làm được việc đó. Bạn phải tính toán các chi tiết sau: dầm, tiết tiện cột, sàn và các chi tiết liên kết khác.
– Tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư bằng cách tối ưu vật liệu: Bạn nên tối ưu hóa vật liệu thi công bằng cách ngồi tính toán thật chi tiết. Nhằm tiết kiệm vật liệu và chi phí cho chủ đầu tư.
– Vận chuyển và thi công: Phần đa nhà khung thép dân dụng thường được lắp ghép ở thành phố. Mặt bằng thi công chật hẹp. Vì vậy việc tìm mặt bằng thi công và biện pháp thi công nên tính toán kỹ càng.
Nhằm tránh gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh vị trí thi công.
>> Gợi ý 50 Mẫu thiết kế nhà tiền chế 1 mái giá rẻ, chi phí xây dựng tiết kiệm
1.2. yếu tố ảnh hưởng đến giá nhà khung thép
Giá thành nhà khung thép phụ thuộc một trong các yếu tố sau: Địa điểm thi công xây dựng, quy mô công trình, Thiết kế, thời điểm xây dựng khởi công, công năng công trình ra sao…
Nhà khung thép 2 tầng vách kính với thiết kế nội thất hiện đại tiện nghi >> Xem thêm: Các công trình nhà khung thép tiền chế đã thi công
Ưu nhược điểm của nhà tiền chế và nhà betong cốt thép
Nhà khung thép (hay nhà tiền chế) được xây dựng từ vật liệu thép, chế tạo và lắp đặt sẵn theo bản vẽ kỹ thuật. Quá trình tạo ra một ngôi nhà khung thép hoàn chỉnh sẽ trải qua 3 công đoạn: -Thiết kế. -Gia công cấu kiện. -Và lắp dựng tại công trình.
Nhà bê tông cốt thép là gì?
Nhà bê tông cốt thép là loại nhà được làm từ vật liệu composite, kết hợp giữa thép và bê tông, trong đó cả 2 loại vật liệu này cùng tham gia vào quá trình chịu lực. Sở dỉ có sự kết hợp này là vật liệu bê tông có cường độ chịu lực kém, ngoài ra những hạn chế trong khả năng sử dụng của bê tông cũng khiến loại vật liệu này gây nhiều lãng phí khi sử dụng.
Ưu điểm của nhà khung thép:
– Tiết kiệm chi phí. Chi phí xây dựng một dự án bằng thép thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng bê tông cốt thép. Việc tiết kiệm vật liệu tại các khu vực ít chịu lực của các cấu kiện khung chính giúp cho việc làm nhà khung thép được tiết kiệm chi phí.
– Thời gian thi công nhanh. Đối với những ngôi nhà quy mô nhỏ, yêu cầu thời gian xây dựng phải nhanh chóng. Quá trình chuẩn bị cho xây dựng nên thực hiện càng hiệu quả càng tốt, để tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc sử dụng khung thép có thể đáp ứng được nhu cầu này.
– Linh hoạt và tiện lợi. Việc sử dụng khung thép để tạo những không gian mới trong nhà ở là việc không còn xa lạ. Khung thép có thể được lắp đặt vào các kết cấu sẵn có, sau đó bố trí thêm các vật dụng nội thất như trong hình trên, ngay lập tức góc phòng đã biến thành một không gian nghỉ ngơi vô cùng thoải mái, rất ấn tượng phải không nào?
– Kết cấu gọn, nhẹ. Không giống như bê tông và gỗ, khung thép không chiếm nhiều không gian, do đó căn phòng trong nhà bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng hơn. Điều này rất phù hợp với những bạn yêu thích phong cách hiện đại tối giản cho ngôi nhà tương lai.
– Khả năng chống ẩm mốc cao. Nhà khung thép có khả năng cách nước tốt do sử dụng hế thống mái mối đứng, thành phần thoát nước và diềm mái.
– Khả năng tạo hình không giới hạn. Việc sử dụng thép làm khung nhà ở cho phép hiện thực hóa những ý tưởng trang trí nhà ở không giới hạn của bạn. Bởi vì độ bền của thép tốt hơn bê tông, gỗ, và những vật liệu sử dụng làm khung nhà thông thường.
Nhược điểm của nhà khung thép:
– Dể bị ăn mòn với thời tiết nóng ẩm. Với môi trường ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là ở một số nơi môi trường bị xâm thực thì sẽ xảy ra hiện tượng thép bị gỉ dẫn tới bào mòn, phá hoại công trình.
– Khả năng chịu lửa thấp. Thép không cháy nhưng chỉ cần nhiệt độ lên đến 500 tới 600 độ C, nó sẽ chuyển sang dạng dẻo, mất đi khả năng chịu lực dẫn tới kết cấu bị sụp đổ dễ dàng. Kết cấu thép có độ chịu lửa thấp hơn cả độ chịu lửa của kết cấu gỗ dán.
– Độ bền tương đối. Nhà khung thép giải quyết nhiều hạn chế của nhà xây bằng bê tông cốt thép truyền thống như giảm tải trọng, chi phí, thời gian thi công. Tuy nhiên, công tình nhà khung thép có độ bền và đồ vững chắc kém hơn so với nhà bê tông.
– Chi phí bảo dưỡng tương đối cao. Nhà khung thép hoàn toàn có độ bền đảm bảo, tuy nhiên, chi phí bảo dưỡng, tăng khả năng chịu lửa, khả năng chống gỉ cho thép tương đối cao. Do đó, các công trình nhà ở dân dụng ít thích hợp với việc xây dựng nhà khung thép.
Viet Architect thiết kế xây dựng nhà khung thép tiền chế chuyên nghiệp
Việt Architect Group đơn vị hoạt động toàn diện trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nội thất. Chúng tôi gồm đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên gia trang trí nội thất hoạt động sâu rộng tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ… Chúng tôi tư vấn và tham gia thực hiện các dự án khách sạn, tòa nhà cao tầng, biệt thự và thiết kế nhà dân dụng..
Quy trình thiết kế nhà chuẩn của Việt Architect Group
Chúng tôi có thể khái quát quy trình thiết kế nhà của Việt Architect Group qua các giai đoạn như sau:
Báo giá xây nhà khung thép tiền chế
1- Đơn giá xây nhà kho tiền chế, nhà xưởng tiền chế đơn giản Nền bê tông dày 100mm, tổng trọng lượng xe nâng dưới 5 tấn.
Hướng dẫn Cách tính chi phí xây nhà khung thép 2 tầng chi tiết
Đơn giá xây nhà khung thép 2 tầng 1 mặt tiền Cách tính giá phần thô của nhà cấp 4 khung thép tiền chế cụ thể theo công thức như sau: Tổng chi phí xây dựng = Tổng diện tích xây dựng + Đơn giá xây dựng Chi phí xây nhà 3 tầng phần thô: 2.500.00 – 3.500.000/m2 Chi phí xây nhà 2 tầng trọn gói (nhà ở thường): – Vật tư trung bình: khoảng 5.000.000 – 6.000.000 đồng/m2 – Vật tư khá : khoảng 6.000.000 – 7.000.000 đồng/m2 – Vật tư tốt: 7.000.000 đồng/m2 trở lên Lưu ý: Đây là đơn giá dành cho chi phí xây nhà khung thép 2 tầng phổ biến hiện nay. Đơn giá chi tiết và chính xác nhất sẽ được tính dựa trên bản vẽ thiết kế chi tiết cho từng công trình khác nhau.
Diện tích xây nhà 2 tầng dựa trên kết cấu khung thép tiền chế
Cách tính diện tích xây nhà khung thép 2 tầng sẽ không có tầng hầm hoàn toàn giống như bên kết cấu bê tông cốp thép.
Hệ số tính diện tích xây dựng
HẠNG MỤC | HỆ SỐ DIỆN TÍCH | |
---|---|---|
Móng | – Móng bè | 50% |
– Móng cọc, móng băng | 20% | |
Sàn | – Sàn trệt, lầu,.. | 100% |
– Tầng thượng có mái che | 100% | |
– Tầng thượng không mái che | 50% | |
Mái | Tôn | 30% |
Bê tông cốt thép | 50% | |
Ngói kèo sắt (tính theo mặt nghiêng) | 70% | |
Ngói bê tông cốt thép (tính theo mặt nghiêng) | 100% | |
Sân | Sân trước (sau) | 50% |
Thông tầng | Diện tích <8m2 | 100% |
Diện tích >8m2 | 50% | |
Cầu thang | 100% |
Lưu ý: Trong hạng mục thi công móng:
- Trong trường hợp đổ bê tông toàn khối từ móng tới sàn tầng trệt móng tăng 25% diện tích tầng trệt
- Trong trường hợp đà kiềng và sàn tầng trệt bê tông toàn khối móng tăng 25% diện tích tầng trệt
3. Một số ví dụ về cách tính chi phí nhà khung thép 2 tầng
3.1 Chi phí xây nhà khung thép 2 tầng 40m2
Yêu cầu: Các tính chi phí xây nhà khung thép 2 tầng với diện tích 4x10m bao gồm 1 trệt, 1 lầu, mái tôn và sử dụng vật tư loại trung bình.
Mục | Diện tích 4x10m2 | Hiệu số diện tích (%) | Diện tích xây (m2) |
Móng | 40 | 50% | 20 |
Tầng trệt | 40 | 100% | 40 |
Lầu 1 | 40 | 100% | 40 |
Mái tôn | 40 | 30% | 12 |
Tổng diện tích xây dựng | 112m2 |
Tổng chi phí xây tối thiểu:
- Phần thô: 112m2 x 2.500.000 = 280 triệu (BTCT là 358 triệu)
- Trọn gói: 112m2 x 5.000.000 = 560 triệu Bao gồm phần thô, phần hoàn thiện (Điện nước, sơn nước, cửa phòng, lan can,…) và vật liệu hoàn thiện, chưa có nội thất)
3.2 Chi phí xây nhà khung thép 2 tầng 80m2
Yêu cầu: Các tính chi phí xây nhà 2 tầng 80m2 với diện tích 5 x 16m bao gồm 1 trệt 1 lầu, mái ngói BTCT, sử dụng vật tư tốt.
Mục | Diện tích 5x16m2 | Hiệu số diện tích (%) | Diện tích xây (m2) |
Móng | 80 | 50% | 40 |
Tầng trệt | 80 | 100% | 80 |
Lầu 1 | 80 | 100% | 80 |
Mái ngói BTCT | 80 | 100% | 80 |
Tổng diện tích xây dựng | 280m2 |
Tổng chi phí tối thiểu:
- Phần thô: 280m2 x 2.500.000 = 700 triệu (BTCT là 896 triệu)
- Trọn gói: 280m2 x 7.000.000 = 1 tỷ 960. Bao gồm phần thô, phần hoàn thiện (Điện nước, sơn nước, cửa phòng, lan can,…) và vật liệu hoàn thiện, chưa có nội thất)
3.3 Chi phí xây nhà khung thép 2 tầng 100m2
Yêu cầu: Các chi phí tính xây nhà 100m2 với diện tích 5x20m2 bao gồm 1 trệt, 1 lầu, sân trước, mái tôn, sử dụng vật tư khá.
Mục | Diện tích 5x20m2 | Hiệu số diện tích (%) | Diện tích (m2) |
Móng | 100 | 50% | 50 |
Tầng trệt | 100 | 100% | 100 |
Lầu 1 | 100 | 100% | 100 |
Mái tôn | 100 | 30% | 30 |
Sân trước | 100 | 50% | 50 |
Tổng diện tích | 330m2 |
Tổng chi phí tối thiểu:
- Phần thô: 330m2 x 2.500.000 = 825 triệu (chi phí xây nhà BTCP là 1 tỷ 056)
- Trọn gói: 330m2 x 6.000.000 = 1 tỷ 980 (Bao gồm phần thô, phần hoàn thiện (Điện nước, sơn nước, cửa phòng, lan can,…) và vật liệu hoàn thiện (Chưa có nội thất)