Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối hai phần của thành phố Hạ Long là Hòn Gai và Bãi Cháy qua vịnh Cửa Lục nơi đổ ra vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Do điều kiện thủy văn, địa chất cùng yếu tố kỹ thuật phức tạp, kinh phí lớn, sau 20 năm lên kế hoạch cầu mới được hoàn thành. Cầu được xác định là công trình trọng điểm quốc gia, có vị trí chiến lược về giao thông, kinh tế và quốc phòng được Công an Tỉnh Quảng Ninh bảo vệ.
Thông tin về cây cầu Bãi Cháy
Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo Cửa Lục, ngăn cách vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.
Đây là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực. Hai tháp cầu được đặt trên hệ móng giếng chìm hơi ép kích thước cực lớn. Cầu được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng, tại trụ cầu chính trên độ cao 50m, dầm cầu được vươn ra biển và kết thúc khi nối liền hai cánh hẫng, công nghệ xây dựng này đảm bảo cho các tàu thuyền vẫn có thể hoạt động được bình thường trong suốt quá trình thi công.
Cầu Bãi Cháy có Vị trí thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam
– Tuyến đường: Bắc qua Vịnh Cửa Lục (sát vị trí cửa sông đổ ra Vịnh Hạ Long)
Tọa độ: 20°57′37″B 107°03′57″Đ
Thông số kỹ thuật | |
---|---|
Kiểu cầu | Cầu dây văng |
Vật liệu | Bê tông |
Rộng | 25,3 m (4 làn xe cơ giới, 2 làn thô sơ) |
Cao | 50 m |
Lịch sử | |
Kiến trúc sư | Yanagawa Haruo |
Tổng thầu | Shimizu, Sumitomo, Mitsui |
Khởi công | 18 tháng 5 năm 2003 |
Đã thông xe | 2 tháng 12 năm 2006 |
Vị trí |
Đây là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực có khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới về loại cầu này[1]. Hai tháp cầu được đặt trên hệ móng giếng chìm hơi ép kích thước cực lớn, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam với công nghệ thi công hiện đại, tiên tiến. Cầu được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng, tại trụ cầu chính trên độ cao 50m, dầm cầu được vươn ra biển và kết thúc khi nối liền hai cánh hẫng, công nghệ xây dựng này đảm bảo cho các tàu thuyền vẫn có thể hoạt động được bình thường trong suốt quá trình thi công.
Công trình đã được hoàn thành và thông xe vào ngày 2 tháng 12 năm 2006. Cầu Bãi Cháy được đưa vào sử dụng đã giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân tỉnh Quảng Ninh, khách du lịch trong và ngoài Việt Nam, đồng thời cũng chấm dứt sự hoạt động hàng chục năm của Bến phà Bãi Cháy.
Thông số kỹ thuật cây cầu:
Điểm đầu dự án xây dựng là km113+400 thuộc quốc lộ 18 và kết thúc tại Ngã ba Lê Lợi – thành phố Hạ Long
Chiều dài: 903 m
Chiều rộng: 25,3 m (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ)
Số nhịp: 5 nhịp, nhịp chính dài 435 m
Tĩnh không thông thuyền: 50 m
Tải trọng: Loại A theo tiêu chuẩn Nhật
Kinh phí: khoảng 1.400 tỷ VNĐ, thời gian thi công 40 tháng; đến 30 tháng 11 năm 2006 kết thúc hợp đồng. Nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản
Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải, đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý các dự án 18-PMU18
Tư vấn thiết kế – giám sát: Viện cầu và kết cấu Nhật Bản
Nhà thầu thi công: liên danh Shimizu-Sumitomo-Mitsui Nhật Bản
Cầu Bãi Cháy khánh thành năm nào ?
Cây cầu này khởi công ngày 18 tháng 5 năm 2003, và khánh thành 2 tháng 12 năm 2006 (thông xe)
Cầu Bãi Cháy dài bao nhiêu mét ?
Cây cầu rộng 25,3 m (4 làn xe cơ giới, 2 làn thô sơ), cao 50m, cầu Bãi Cháy có chiều dài toàn cầu là 903m, chiều rộng toàn cầu 25,3m, gồm 6 làn lưu thông với bốn làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ và người đi bộ.
Tổng chiều dài: 2.487 m
Cầu Bãi Cháy là loại cầu gì ?
Cây cầu thuộc loại Cầu dây văng, vật liệu bê tông.
Những thông tin trên báo chi về cây cầu
Nạn nhảy cầu Bãi Cháy tự tử: Hoang đường và sự thật (báo tiền phong)
Vì sao vậy?
Liên quan những vụ nhảy cầu Bãi Cháy tự tử có nhiều câu chuyện truyền khẩu mang yếu tố hoang đường. Ly kỳ và phổ biến nhất là chuyện oan hồn trên dòng Cửa Lục thành tinh bắt người.
Đồn rằng. một ngày nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đi qua cầu Bãi Cháy. Bất giác, bà nghe thấy những tiếng khóc, kêu cứu của những oan hồn bị quỷ dữ cử đến đây bắt người.
Chuyện hư ảo mà có nhiều người tin. Mới đây, chính quyền tổ chức một buổi cầu siêu cho những linh hồn chết trên biển cả. Buổi lễ có cả nghìn người tham dự và chủ yếu là những người có thân nhân bị chết trên biển. Người ta mang tới đây nhiều tiền, hương cúng để mong linh hồn người thân siêu thoát.
Sau sự kiện này, cư dân địa phương lại có dịp thêu dệt rằng, khi làm lễ xong, thả vàng, hương,… chiếc cầu trắng bằng giấy để vong người chết đi lên niết bàn bỗng dưng đen lại vì những vết chân hồn được xá tội. Nhưng, có một vong hồn dù cúng tế thế nào cũng không chịu lên.
Vong hồn ấy chính là của kỹ sư người Nhật chết trong khi thi công cầu Bãi Cháy. Những kẻ mê tín kết luận: Có lẽ vì hồn người này chưa siêu thoát nên nạn nhảy cầu vẫn xảy ra?
Một chuyện hoang đường khác là, tại hai bờ Cửa Lục, có hai miếu thờ rất thiêng. Một đã mất, một vẫn còn nhưng hương khói thờ ơ nên các thần giận…
Đem câu chuyện này trao đổi với người gác cầu, ông Trần Văn Kiểm, đội trưởng đội bảo vệ cầu Bãi Cháy, cho biết, đúng là có chuyện đồn thổi như vậy. Nhưng, ông Kiểm cho là hoàn toàn không có cơ sở. Từ mặt cầu Bãi Cháy tới mặt nước khi thủy triều dâng cao nhất là 50 m. Thủy triều càng xuống thấp thì độ cao càng tăng.
Con người rơi xuống nước từ độ cao trên như quả dưa rơi từ cao ốc xuống nền bê tông. Khi tiếp xúc với mặt nước, xương, nội tạng đều dập vỡ và chết ngay. Nếu chưa thì sau đó cũng chết đuối.
Thậm chí đối với một số người, rơi tự do xuống từ độ cao trên 35 m thì đã không có cơ hội sống sót. Tới nay, chỉ có một người duy nhất còn sống sau khi nhảy xuống biển từ cầu Bãi Cháy.
![]() |
Danh sách những vụ nhảy cầu Bãi Cháy được đội bảo vệ cầu ghi lại khá chi tiết |
Cô gái tên N.T.V, 16 tuổi, nhảy cầu ngày 23/6/2009, khi vớt được lên bờ vẫn thở nhưng sau đó chết mà không thể cấp cứu. Một nạn nhân nữ quê Hòa Bình sống được vài ngày trong bệnh viện nhưng cũng không qua khỏi.
Hầu hết những người tự tìm tới cái chết đều còn rất trẻ. Trong một phút không kiểm soát được bản thân, họ có ý định tự tử dù chỉ mới thoáng qua trong đầu và thực hiện ngay nếu có điều kiện. Ông Kiểm cho rằng rất có thể độ cao “lý tưởng” của cây cầu đã khiến những ai có ý định tự tử tìm tới.
Mới đây, một thanh niên mắc bệnh tâm thần phân liệt đã nhảy cầu Bãi Cháy để lập kỷ lục. Tính mạng hiện nay chưa biết ra sao, vì đã được đưa về quê nhà sau khi được cấp cứu ở bệnh viện. Tuy nhiên, đây là một trường hợp hy hữu, gần như là duy nhất. |
Ông Bùi Kim Ta, 68 tuổi, trú tại phường Yết Kiêu, TP Hạ Long, chuyên câu cá dưới dầm cầu Bãi Cháy, người nhiều lần vớt những xác chết do nhảy cầu, cho rằng số người nhảy cầu tính đến nay đã trên hai chục. Bà Trần Thị Bính, 80 tuổi, bán hàng nước ngay cạnh chân cầu, gần với nơi đặt những xác nạn nhân được vớt lên, cũng đồng ý với nhận định của ông Ta.
Ông Ta khẳng định, xác nạn nhân được vớt lên chủ yếu đặt tại bến phà Bãi Cháy phía Hòn Gai, làn dành cho xe tải. Tình trạng của tử thi cực kỳ thê thảm. Dập nát toàn thân, máu chảy ra từ miệng, mũi, tai, có khi cả thất khiếu. Nhiều trường hợp khi vớt lên xác đã trương, bị cá rỉa mất nhiều phần cơ thể.
Nhà thơ Trần Nhuận Minh, người sống nhiều năm tại khu vực gần cầu Bãi Cháy, cho biết, khi chưa có cầu Bãi Cháy, tại TP Hạ Long thi thoảng mới xảy ra một vụ tự tử. Số người tự tử nhiều hơn từ khi có cầu Bãi Cháy. Trong một bài báo trên Tiền Phong, khi vụ nhảy cầu đầu tiên xảy ra tác giả đã tỏ ra lo ngại chiếc cầu này sẽ là nơi lý tưởng để quyên sinh.
Rất nhiều lần đi trên cầu Bãi Cháy nhưng, để viết bài này, một đêm, người viết theo chân nhân viên bảo vệ Phan Văn Hạnh, đi tuần cầu. Tôi hỏi, anh đã nhìn thấy người nhảy cầu lần nào chưa. Rồi. Sao không ngăn? Không kịp. Dù chỉ cách nạn nhân một mét cũng chưa chắc túm được vì chỉ ưỡn người nhấc chân là qua cầu.
Đến lúc này tôi mới để ý đến lan can cầu Bãi Cháy chỉ cao chừng 1,5 mét. Tựa tay vào lan can cầu, tôi áng chừng với chiều cao của mình thì quả thật rất dễ nhảy ra khỏi cầu. Thử bước chân lên lan can, tôi thấy chỉ cần buông tay là rơi. Bước xuống khỏi lan can cầu, tôi khẽ rùng mình, lạnh toát. Trên cầu, điện rực sáng nhưng bên cạnh là một khoảng đen mênh mông, hun hút. Ánh trăng hắt xuống biển một đốm trắng in rõ những con sóng lăn tăn. Vội ngồi xuống như sợ mình rơi vào hư vô bởi biết đâu nhỡ chân, chóng mặt…
Những câu chuyện, những cái chết khiến tôi gần như tê lạnh. Gió trên cầu vẫn rít, cộng âm thanh rầm rập từ những chiếc xe chở container nặng nề khiến mặt đất nơi tôi đứng rung lên bần bật. Lau mồ hôi, tôi bảo anh Hạnh dừng lại nghỉ. Xuyên qua song sắt lan can cầu Bãi Cháy, vịnh Hạ Long là một màn đen. Tôi đang ở rất gần giới hạn giữa sống và chết chỉ bằng cái buông tay.
Đêm ấy, kỷ niệm đáng nhớ với anh gác cầu chính là khi tôi ngồi bên lan can cầu, nói chuyện cùng anh. Ngay lúc ấy có một đám thanh niên cởi trần đi xe máy đến dừng lại và hét to cổ vũ: “Cứ để nó nhảy đi, bình tĩnh mà nhảy xuống nhé”.
Trước vẻ kinh ngạc của tôi, anh Hạnh giải thích, có lẽ vì đêm khuya, lại thấy một bảo vệ cầu vận đồng phục, tay lủng lẳng dùi cui, cúi người nói chuyện với một người dáng mệt mỏi (là tôi) nên họ nghĩ tôi là một người định nhảy cầu mà anh bảo vệ vừa ngăn được.
Anh Hạnh bảo, bây giờ cứ thấy ai đứng một mình ở lan can cầu người đi đường lại nghĩ là định nhảy cầu tự tử…
Ông Trần Văn Kiểm, đội trưởng bảo vệ cầu Bãi Cháy, cho biết tính cả người đầu tiên nhảy cầu (khi cầu Bãi Cháy còn chưa hoàn thành), đến nay đã có 14 người nhảy từ cầu xuống biển và hàng chục vụ có ý định tự tử nhưng được ngăn chặn kịp thời. Trong số nạn nhân mới nhất chết vì nhảy cầu Bãi Cháy có một người chưa đầy 16 tuổi, trẻ nhất, và một người 49 tuổi, nhiều tuổi nhất. Theo ước tính, từ khi cầu Bãi Cháy đi vào hoạt động tới nay được hơn 30 tháng, trung bình cứ hai tháng có một người chết vì nhảy cầu. Năm 2007 có nhiều người nhảy cầu nhất, năm vụ, năm người chết. Người lên cầu tự tử không chỉ sinh sống tại TP Hạ Long còn từ nơi khác tới… Đó là thống kê của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, nhiều người sống phía dưới chân cầu Bãi Cháy phía Hòn Gai cho rằng, ít nhất có tới hai chục vụ nhảy cầu tự tử. Các vụ tự tử và có ý định tự tử được ngăn kịp ít khi xảy ra vào ban đêm. Muộn nhất là 21 giờ. Lý do tự tử thì rất đa dạng nhưng phần lớn vì thất tình, khúc mắc chuyện gia đình, bị gia đình ngăn cấm chuyện hôn nhân, cùng quẫn vì nợ nần, bệnh tật… |
Thành Duy
Cầu Bãi Cháy – “cây đàn Hạ Long” (Báo xây dựng)
(Xây dựng) – Quảng Ninh sáng danh là vùng đất “dụng võ” của các nhà kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng trong nước và quốc tế. Từ nông thôn đến thành thị, nhiều công trình xây dựng đẹp đáng tôn vinh trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Xây dựng Việt Nam. Trong đó, có một công trình giá trị đầu tư tuy không lớn mà ngày khai trương nhiều người tới dự phấn khởi đến rơi nước mắt, công trình xây dựng đã đi vào thơ ca làm ngây ngất lòng người.
Cầu Bãi Cháy. (Ảnh Phạm Minh Tuấn)
Đó là cầu Bãi Cháy trên QL18, bắc qua sông Cửa Lục (eo biển vịnh Hạ Long), thuộc địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Công trình khởi công ngày 18/5/2003, khánh thành đưa vào sử dụng ngày 02/12/2006, kinh phí đầu tư giá tiền thời điểm ấy 2.140 tỷ đồng, gồm vốn ODA đặc biệt của Chính phủ Nhật Bản và một phần vốn đối ứng trong nước, nay vẫn bền và đẹp.
Nói về kỹ thuật, đây là một trong 5 cây cầu dây văng dự ứng lực một mặt phẳng dây lớn nhất thế giới (so với cầu Sunshinne Skyway của Mỹ, chiều dài toàn cầu Bãi Cháy không bằng, nhưng nhịp chính với độ dài 435m, vượt 35m đương nhiên dài hơn nhịp chính cầu Sunshinne Skyway của Mỹ).
Cầu Bãi Cháy lung linh trong ánh sáng đèn led khi màn đêm buông xuống.
Cầu dài 2.487m, trong đó chiều dài cầu chính (không kể đường dẫn) 903m, gồm 6 nhịp liên tục, nhịp chính dài 435m. Chiều cao thông thuyền 50m, trụ cao nhất 137,5m so với mực nước biển.
Mặt cầu rộng 25,5m, được thiết kế cho 4 làn xe ô tô H30 (360 xe với tổng tải trọng 10.800T có thể chạy qua cầu cùng một lúc cách nhau 10m); 2 làn đường cho người đi bộ rộng 2,5m chứa được 30.100 người.
Hai thân trụ tháp cao 90m/tháp. Cầu chịu đựng được những điều kiện thời tiết bất lợi: động đất (cấp-7), gió bão (tốc độ gió 50m/s-180km/h), thay đổi nhiệt độ với biên độ thay đổi 15 độ.
Các đơn vị tham gia thiết kế danh tiếng thế giới, gồm Liên doanh tư vấn JBSI (Viện cầu và kết cấu Nhật Bản), PCI (Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương, TEDI (Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT) và Công ty tư vấn thiết kế Hyder.
Cầu Bãi Cháy là cây cầu cuối cùng trên QL18 (còn gọi là quốc lộ 18A), là tuyến đường đi qua 3 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Chiều dài toàn tuyến gần 300 km. Điểm đầu tại giao lộ với QL1 thuộc thành phố Bắc Ninh, điểm cuối là Cửa khẩu Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh.
Cầu xây dựng công nghệ 1 dây văng đầu tiên ở Việt Nam.
Cầu Bãi Cháy bắc qua sông Cửa Lục, dòng sông dày trầm tích Văn hóa- Lịch sử. Ngày 02.2.1288, quân dân nhà Trần do chủ tướng Trần Khánh Dư chỉ huy, phục binh thủy chiến đánh tan đoàn thuyền quân lương của giặc Nguyên Mông gồm 70 chiếc thuyền, do tướng giặc là Trương Văn Hổ cầm đầu.
Quân giặc thua trận, phần phải đổ lương thảo xuống biển để chạy tháo thân, phần chiến lợi phẩm rơi vào tay quân ta tổng số trên 170 thạch quân lương, khiến quân Nguyên phải từ bỏ dã tâm xâm chiếm Đại Việt.
Sông Cửa Lục còn in đậm chiến công trong 2 cuộc chiến tranh chống Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Chiếc máy bay A4D ( siêu âm hiện đại của quân Mỹ thời ấy) bị bắn rơi và trung úy phi công Anvanet bị bắt sống đầu tiên trên miền Bắc, khi chúng không kích Hải Cảng trên dòng sông này. Một dòng sông với những chuyến phả đưa khách quá giang, 2 lần được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng.
Bến nước thì oai danh, nhưng bao nhiêu năm dân chịu cảnh sông sâu nước xiết, chia cắt đôi bờ, đô thị thì “bên kia Bãi Cháy bên này Hồng Gai”, cây cầu Bãi Cháy ra đời nối hai mảnh đô thị làm một.
Cầu Bãi Cháy tiên cảnh khi hoàng hôn buông xuống.
Người dân địa phương vui mừng khôn xiết khi giao thông đô thị không còn cách sông cách đò. Ngày khánh thành cây cầu, người tới dự đông như trảy hội, nhiều người vui mừng phấn khởi đến rơi nước mắt.
Cảm động nhất, là hình ảnh ông DVK nhà ở khu 4, phường Hà Trung (Hạ Long), nay ông DVK đã không còn nữa. Khi ấy, ông DVK biết mình khó qua căn bệnh hiểm nghèo, nhờ con cháu cáng đến xem cây cầu lần cuối cho thỏa lòng mong ước.
Ở địa phương còn có nhiều người trước khi nhắm mắt, cùng có tâm trạng giống như ông DVK. Dân địa phương vẫn thầm cám ơn Ông Hà Văn Hiền, thời đó làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, tôn ông là vị tiên công xây dựng cây cầu này.
Cầu Bãi Cháy công nghệ xây dựng tiên tiến của người Nhật, đến nay còn là một hằng số bí ẩn. Mắt thường nhìn thấy 2 trụ trụ đỡ cao 137,5m, còn phần âm sâu 47,5m, đường kính rộng 60m, khối lượng bốc đất đá trên 1.000m3. Thi công móng trụ theo công nghệ giếng chìm hơi ép, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.
Cầu Bãi Cháy tĩnh không thông thuyền 50m, dài 903m, rộng 25,3m, giá trị đầu tư trên 1.400 tỷ đồng.
Dân ở lân cận công trình xây dựng đến giờ cũng chưa hiểu, hàng vạn khối đất đá moi lên từ móng trụ cầu đổ đi đâu và đổ khi nào? Không ai nhìn thấy. Bản cầu đổ bê tông công nghệ đúc hẫng, tịnh tiến rất nhanh từ 2 mố cầu ra sông rồi hợp long, lần đầu tiên đổ bê tông không cần đóng cốp pha, giàn giáo chống từ phía dưới lên.
Đổ bê tông móng giếng chìm, một trụ hết 800m3 bê tông, cường độ 24Mpa; đổ bê tông còn phải dùng đến 3.200 cây nước đá, loại 25kg/cây (làm lạnh bê tông để chống rạn nứt).
Phần trụ nổi trên mặt đất cao 90m, bê tông nhẵn thín, bóng nhẫy đến mức soi gương được. Cầu 1 hàng dây văng chính giữa, như vai gánh đôi quang. Hai làn đường, làn khi vơi khi đầy, không thăng bằng mà không bị “tùng bê”mới lạ.
Cầu Bãi Cháy là một tuyệt tác về kiến trúc, công trình thứ hai do các kiến trúc sư, kỹ sư người Nhật xây dựng ở Quảng Ninh (sau cung Văn hóa Lao động Việt Nhật).
Khi đưa công trình vào sử dụng, nhiều văn nghệ sĩ thả hồn sáng tác thơ ca tôn vinh, trong đó ấn tượng nhất là bài hát Cây đàn Hạ Long của Lê Nguyên Thêm, hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam, ca ngợi cây cầu như một cây đàn khổng lồ đặt bên vịnh Hạ long, kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Bài hát Cây đàn Hạ Long của Lê Nguyên Thêm, Hội nhạc sĩ Việt Nam.
Quả cây cầu một mặt phẳng dây văng nhìn xa rất gống cây đàn gác trên hai mỏm đồi cao, sớm chiều vi vu trong gió biển, đêm đến thì tỏa sáng trong ánh đèn lad, càng giống cây đàn trong đêm dạ hội.
Vũ Phong Cầm