Kiến Trúc

Kiến trúc tân cổ điển – thước đo nền đại đẳng cấp 2022

Kiến trúc tân cổ điển – thước đo nền đại đẳng cấp 2022

Phong cách kiến trúc tân cổ điển từ lâu đã xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người vẫn chưa hiểu thực sự về khái niệm của phong cách kiến trúc tân cổ điển và nguồn gốc của phong cách kiến trúc tân cổ điển là như thế nào, đặc điểm của phong cách kiến trúc tân cổ điển ra sao,… Nắm bắt được nhu cầu của độc giả mà bài viết này của chúng tôi sẽ giải thích và đưa ra những nội dung cụ thể nhất cho độc giả về phong cách kiến trúc tân cổ điển

Hiểu sao về phong cách kiến trúc tân cổ điển:

Từ thời xa xưa, phong cách kiến trúc tân cổ điển được biết đến là sự kết hợp đơn thuần giữa phong cách kiến trúc cổ đại Hy Lạp với nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius kết hợp với phong cách của kiến trúc sư người Ý. 

Phong cách kiến trúc tân cổ điển được hiểu là một sự phản ứng chống lại các phong cách trang trí tự nhiên với nhiều họa tiết và có sự phát triển nhất định. Chính vì vậy mà có thể nói rằng phong cách kiến trúc tân cổ điển chính là sự kế thừa phong cách kiến trúc cổ điển với sự phát huy sáng tạo nhất định để phù hợp với từng thời điểm và từng không gian nhất định

Nói một cách dễ hiểu thì phong cách kiến trúc tân cổ điển chính là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc cổ điển với phong cách kiến trúc hiện đại. Vì vậy mà các bạn có thể thấy được sự quyền quý và sang trọng nhất định của nó

pr sh 1 400x249 - Kiến trúc tân cổ điển - thước đo nền đại đẳng cấp 2022

Nguồn gốc của phong cách kiến trúc tân cổ điển:

Phong cách kiến trúc tân cổ điển có nguồn gốc từ kiến trúc cổ điển của La Mã và Hy Lạp thời kỳ cổ đại. Vào khoảng những năm 1750 thì với sự phản ứng của nhiều nhà am hiểu về lĩnh vực thẩm mỹ với các hình thức Baroque và Rococo muộn thì đã tạo ra một phong cách mới mang tên kiến trúc tân cổ điển. Với ý thức và nội dung cụ thể vừa muốn mô phỏng lại cấu trúc cổ xưa nhưng vừa có thể hỗ trợ phát triển trong kiến trúc đa dạng,…

Đặc điểm nổi bật của phong cách kiến trúc tân cổ điển:

  1. Đặc điểm xa hoa – lộng lẫy của phong cách kiến trúc tân cổ điển:

Phong cách kiến trúc tân cổ điển luôn gây ấn tượng và tạo được sự độc đáo với vẻ đẹp xa hoa và lộng lẫy với những đường nét của những hoa văn được chạm trổ một cách tinh tế và hài hòa. Chúng được chú trọng với những tỉ lệ phù hợp nhất định. Việc sử dụng các hệ thức cột của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng giúp cho phong cách kiến trúc tân cổ điển nâng tầm được vị thế của nó. 

Đặc điểm này được thể hiện rõ ràng ở những hệ thống mái nhà thể hiện sự cầu kỳ và tinh tế, mang lại tính thẩm mỹ cao cho toàn bộ ngôi nhà

  1. Đặc điểm về cân bằng – đối xứng của phong cách kiến trúc tân cổ điển:

Đặc điểm cân bằng và đối xứng là một trong những đặc điểm được xem là nét đặc trưng nổi trội của phong cách kiến trúc tân cổ điển. Những đường nét trong thiết kế mang phong cách kiến trúc tân cổ điển luôn chú trọng đến từng mức độ và từng tỉ lệ chính xác và có nguyên tắc nhất định. 

Nguyên tắc này được xem là một nội dung vô cùng quan trọng nhằm thể hiện tính cân bằng và tính ổn định trong phong cách kiến trúc tân cổ điển. Nó giúp cho toàn bộ công trình nổi bật và tạo được sự nổi trội nhất định

  1. Đặc điểm về vật liệu trong phong cách kiến trúc tân cổ điển:

Phong cách kiến trúc tân cổ điển hiện nay với sự phát triển của thời đại thì vật liệu xây dựng cũng trở nên đa dạng và dễ tìm hơn. Cụ thể là những nguyên vật liệu như: vật liệu gỗ tự nhiên, vật liệu đá tự nhiên, vật liệu kim cương,… nhằm nâng cao vị thế của công trình xây dựng lên. 

Chất liệu bằng gỗ được áp dụng cụ thể mang lại cảm giác gần gũi nhưng không kém phần sang trọng. Chất liệu đá tự nhiên lại mang đến sự thoải mái nhưng không gây cứng nhắc…

Phong cách kiến trúc tân cổ điển ở Việt Nam:

Phong cách kiến trúc tân cổ điển du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang bị thực dân Pháp đô hộ và xâm lược. Chính vì vậy mà người Pháp đã cho khởi công xây dựng những công trình kiến trúc với phong cách kiến trúc tân cổ điển

Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện về thời tiết cũng như văn hóa và lối sống của người Việt Nam thì các công trình xây dựng tại Việt Nam không giữ được nguyên bản giống như những công trình kiến trúc theo phong cách kiến trúc tân cổ điển như ở Châu Âu mà đã có sự thay đổi nhất định. Cụ thể là phong cách kiến trúc Đông Dương. 

Sau khi Việt Nam được giải phóng và thống nhất toàn bộ đất nước thì khi có những người đi du học hoặc nghiên cứu trở về đã đưa phong cách kiến trúc tân cổ điển thịnh hình trở lại Việt Nam một lần nữa. Có thể thấy được rằng phong cách kiến trúc tân cổ điển hiện nay vẫn được nhiều người dân Việt Nam áp dụng và sử dụng

Lời kết:

Có thể thấy được rằng phong cách kiến trúc tân cổ điển đã xuất hiện và có một vị thế nhất định trong kiến trúc của người Việt. Chính vì vậy mà thông qua bài viết này, hy vọng các bạn có thể hiểu phần nào về phong cách kiến trúc tân cổ điển trong thời đại ngày nay

5/5 - (1 bình chọn)
author-avatar

Kiến trúc sư Phan Đình Kha

Kiến trúc sư Phan Đình Kha với 15 năm kinh nghiệm, hơn 1000 công trình, đoạt giải nhất kiến trúc quốc gia 2010 (Công trình: Nhà ga hành khách cảng hàng không Liên Khương, giải nhất Kiến trúc quốc gia 2010. Nhóm thiết kế: KTS Lưu Hướng Dương, KTS Trần Trung Vương, KTS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, KTS Phan Đình Kha). Các thiết kế của anh như Cảng hàng không Liên Khương – Đà Lạt, Bệnh viện Phú Mỹ (TP.HCM), khách sạn 4 sao Phú Mỹ – Sóc Trăng. Nhà hàng Miss Sài Gòn. Homestay Đà Lạt của vợ chồng danh hài Trường Giang – Nhã Phương.
Tham khảo:
- https://ashui.com/mag/chuyenmuc/kien-truc/4493-nha-ga-hang-khong-lien-khuong-mau-tuong-tuong.html
- https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/cong-bo-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-nam-2010-62481.html
- https://danviet.vn/doc-dao-hai-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-777746293.htm
- https://kienviet.net/2011/03/14/ket-qua-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-2010/
- https://baoxaydung.com.vn/trien-lam-giai-thuong-kien-truc-viet-nam-22261.html

Bài viết cùng chuyên mục