Sàn nhà vệ sinh bị thấm là tình trạng phổ biến của các công trình xây dựng. Cùng Viet Architect Group tìm hiểu nguyên nhân và những biện pháp thấm sàn vệ sinh hiệu quả.
Nhà vệ sinh là khu vực sử dụng hàng ngày trong tất cả các gia đình, công ty,… Sàn nhà vệ sinh là nơi dễ bị thấm nhất. Việc giải quyết sàn nhà vệ sinh bị thấm không phải việc làm dễ dàng. Dưới đây là một số nguyên nhân và giải pháp chống thấm.
Nguyên nhân và hậu quả của sàn nhà vệ sinh bị thấm
– Hệ thống ống dẫn nước bị hỏng hoặc rò rỉ
– Sàn nhà vệ sinh bị thấm nước do sự ảnh hưởng của sàn mái, tường nhà bị thấm
– Thiết kế, xây dựng nhà vệ sinh sai kỹ thuật trong việc lắp đặt thiết bị vệ sinh làm nước xả tràn ra và thấm xuống nền nhà vệ sinh.
– Kết cấu bê tông chất lượng kém gây lún không đúng tiêu chuẩn
– Các mạch gạch ở nền bị bong, tạo kẽ hở cho nước ngấm xuống
– Sử dụng vật liệu rẻ tiền, không bền, dễ bị bong trước tác dụng của nước
Những vị trí gây chống thấm sàn vệ sinh
– Cổ ống xuyên sàn
– Hộp kỹ thuật
– Chân tường
– Nứt sàn
Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng tự dính
Màng tự dính là biện pháp khá phổ biến. Với các ưu điểm như kết dính tuyệt vời, làm kín các vết nứt và dễ thi công. Tuy nhiên, đây chưa phải là giải pháp tối ưu nhất vì đòi hỏi chuyên môn kĩ thuật cao. Một sai sót nhỏ cũng có thể gây thấm và bong toàn bộ lớp màng. Không những thế, chi phí thi công màng tự dính cũng khá tốn kém.
Chống thấm sàn vệ sinh bằng màng chống thấm
Chống thấm bằng màng chống thấm là giải pháp ưu việt hàng đầu. Với những ưu điểm thi công nhanh, không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, khả năng chống thấm tốt. Thời gian tuổi thọ chống thấm lên đến 10 năm.
Vật liệu chống thấm
– Tấm trải nhựa màng bitum
– Primer gốc bitum
– Đèn khò khí ga
– Máy khò
– Các dụng cụ khác: bay, chổi sắt, cọ, lăn,…
Quy trình chống thấm bằng màng chống thấm
Bước 1: Cần làm vệ sinh bề mặt sàn, không để bụi bẩn dính trên sàn. Xử lý sàn bằng phẳng nếu sàn bị lồi lõm.
Bước 2: Bắt đầu tiến hành chống thấm
– Làm nóng mặt sàn bằng đèn khò khí ga
– Trên bề mặt sàn thi công, quét một lớp lót Primer gốc bitum.
– Dùng máy khò nóng đốt bề mặt tấm trải nhựa bitum cho chảy lỏng đều rồi tiến hành dính xuống mặt sàn.
– Dán kỹ hoặc dùng gioăng trương nở để quấn quanh chỗ cổ ống để tránh bị nước thấm.
– Chân tường cần được dán cao khoảng 15-20cm để vị trí tiếp giáp giữa chân tường và sàn được khít, ko có ké hở.
– Tiếp theo, để bảo vệ lớp màng chống thấm tiến hành trát xi măng cát lên bề mặt.
Bước 3: Nghiệm thu và thử nước
– Khi lớp chống thấm đã khô,trong vòng 24 giờ tiến hành ngâm thử nước và nghiệm thu chất lượng công trình.
Những lưu ý trước khi chống thấm
– Trước khi thi công cần phải làm sạch bề mặt dù là chống thấm mới hay cũ
– Bề mặt cần phẳng và sạch sẽ, các vết lồi lõm cần được xử lý
– Khi thi công sàn vệ sinh thì cần phải làm rộng thêm so với bề mặt cần chống thấm từ 15 – 20 cm tính từ chân tường
– Cần phải tính độ dày của vữa nếu thi công bằng màng chống thấm. Việc làm này nhằm mục đích khi ốp gạch không bị kênh lên so với bề mặt tường.
– Cố định và lắp đặt hoàn tất các hộp kỹ thuật hay đường ống thoát nước xuyên bê tông
– Các hộp kỹ thuật trong các khu vệ sinh (nếu có) và tường bao nên được xây và tô trát vữa xi măng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.
Với đội ngũ chuyên nghiệp, tận tình, chịu khó, giá cả cạnh tranh đảm bảo cho quý khách sự an tâm và thoải mái. Gọi điện ngay cho chúng tôi để được tư vấn về giải pháp chống thấm sàn vệ sinh hiệu quả nhất. Rất cảm ơn sự quan tâm của quý khách!