Tổng hợp

Bản vẽ hoàn công là gì ? Tiêu chuẩn bản và quy định thực hiện

ban ve hoan cong - Bản vẽ hoàn công là gì ? Tiêu chuẩn bản và quy định thực hiện

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế. Là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện.

Hoàn công hay hoàn công xây dựng hay hoàn thành công trình là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây.

>> Tham khảo thêm bài viết: Thiết kế nhà đẹp

Bản Vẽ Hoàn Công Là Gì?

ban ve hoan cong 1 - Bản vẽ hoàn công là gì ? Tiêu chuẩn bản và quy định thực hiện

 

Sau khi công trình hoàn thiện, và đưa vào xử dụng. Toàn bộ ngôi nhà sẽ được thể hiện một cách chính xác và chi tiết trên bản vẽ thiết kế. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế (Khoản 4 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP). Và bộ hồ sơ này sẽ được gửi cho cơ quan nhà nước xem xét và phê duyệt hiện trạng.

Khái niệm bản vẽ hoàn công

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ.

ban ve hoan cong - Bản vẽ hoàn công là gì ? Tiêu chuẩn bản và quy định thực hiện

Người ta chuyển các cấu kiện, chi tiết công trình, vị trí các bệ máy và chi tiết thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ từ thiết kế ra hiện trường (ra thực địa) là nhờ hệ thống tọa độ và hệ thống cao độ công trình.

Việc xây dựng và hoàn thành đối với từng hạng mục công trình, từng giai đoạn thi công xây dựng ( san nền hay nạo vét, gia cố nền; cọc; đài cọc; dầm giằng móng và kết cấu ngầm; kết cấu thân; cơ điện và hoàn thiện) thì phải dựng lại hình ảnh thực công trình (hoặc từng hạng mục, từng bộ phận công trình, từng giai đoạn thi công xây dựng) trên cơ sở tọa độ và hệ cao độ đã dùng để điều khiển xây dựng trên giấy có đánh dấu hướng và độ sai lệch của từng chi tiết, từng bộ phận. Sau đây là một số khái niệm về bản vẽ hoàn công.

Các loại bản vẽ hoàn công Tùy theo quy mô

Công trình, tùy theo tính phức tạp của công trình người ta có thể chia ra các bản vẽ hoàn công sau:

Bv hoàn công công việc xây dựng;
Bv hoàn công bộ phận công trình;
Bv hoàn công giai đoạn xây dựng;
Bv hoàn công lắp đặt thiết bị;
Bv hoàn công từng hạng mục công trình;
Bản đồ hoàn công tổng thể công trình.
Vai trò của Hồ sơ hoàn công

Làm cơ sở cho việc nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
Là cơ sở để thanh toán, quyết toán và phục vụ cho việc kiểm toán;
Là hướng dẫn viên cho người khai thác sử dụng; giúp cho các cơ quan quản lý trực tiếp công trình nắm được đầy đủ cấu tạo cụ thể, thực trạng ban đầu của công trình, nhằm khai thác, sử dụng đúng với khả năng thực tế của công trình và có biện pháp duy tu sửa chữa phù hợp bảo đảm tuổi thọ công trình được lâu dài.
Giúp các cơ quan nghiên cứu cũng như cơ quan thanh tra khi cần thiết tìm lại các số liệu có liên quan đến công trình;.
Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình trong thời chiến lẫn thời bình;
Là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế, cải tạo, mở rộng và nâng cấp công trình.

Các yêu cầu của bản vẽ hoàn công

Phải phản ảnh trung thực kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài hiện trường mà không được tự bỏ qua các sai số;
Phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, không được hồi ký hoàn công;
Phải được lập và xác nhận theo đúng quy định;
Phải thể hiện rõ ràng những chỉnh sửa, thay đổi để sử dụng thuận tiện và chính xác trong việc khai thác , sử dụng và bảo trì công trình.

Bản vẽ hoàn công có khác bản vẽ thiết kế không?

Theo Hướng dẫn số 141/HD-SXD ngày 11 tháng 3 năm 2008 của Tỉnh Điện Biên có giải thích thuật ngữ bản vẽ hoàn công như sau:

+ Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Bản vẽ hoàn công là các bản vẽ ghi chép lại tất cả những chi tiết của hạng mục, công trình thực tế đã thực hiện.

+ Bản vẽ hoàn công là bản vẽ phản ánh kết quả thực tế thi công xây lắp do nhà thầu xây lắp lập trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt và kết quả đo kiểm các sản phẩm xây lắp đã thực hiện tại hiện trường được Chủ đầu tư xác nhận.

+ Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành bảo trì công trình, là cơ sở để sửa chữa và cải tạo sau này: sửa chữa điện, nước ngầm, sửa chữa thay thế một chi tiết bộ phận công trình.

Bản vẽ hoàn công thành lập dựa trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công.

Theo quy định của Thông tư 05/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 khi hoàn công bạn thực hiện như sau:

1) Giấy phép xây dựng.

2) Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).

3) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

5) Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

Tiêu chuẩn bản vẽ hoàn công, các lưu ý về bản vẽ hoàn công

Trong quá trình thi công và xây dựng, bản vẽ hoàn công là một trong những loại bản vẽ không thể thiếu bởi nó thể hiện tình trạng thực tế của căn nhà sau khi xây dựng xong, trong đó cho thấy kích thước thực tế so với kích thước bản vẽ thiết kế. Chính vì thế, chúng ta cần nắm vững những thông tin và có cho riêng mình những hiểu biết nhất định về loại bản vẽ này để không xảy ra sơ suất trong quá trình thi công.

Hoàn công là gì?

Thủ tục hoàn công (hoàn công xây dựng) là công việc nhằm xác nhận rằng công trình đã hoàn thành, đã được các bên nghiệm thu và sẵn sàng đưa vào sử dụng, là điều kiện cần thiết để được cấp đổi lại sổ hồng sau khi trên mảnh đất có thêm nhà xây trên đó (tài sản gắn liền với đất). Hiểu một cách đơn giản, chủ nhà muốn chứng nhận quyền sở hữu nhà ở sau khi xây dựng thì phải thực hiện hoàn công.

Khi công trình hoàn thành, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện thi công, thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu toàn phần công trình. Thể hiện trong biên bản nghiệm thu công trình gồm có phần kiến trúc (tổng diện tích sàn xây dựng thực tế, các tầng, bao lơn…).

Đây là thủ tục được thực hiện trước khi sử dụng và đăng ký quyền sở hữu công trình, theo đó chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng (theo mẫu in sẵn). Phần việc này trước đây do cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện.[1] Trường hợp khi xây dựng mà không bắt buộc phải có giấy phép xây dựng thì không cần phải thực hiện thủ tục hoàn công.

Trình tự, thủ tục thủ tục thực hiện hoàn công 

Ở Việt Nam, theo quy định của Luật xây dựng quy định về nghiệm thu, bàn giao xây dựng công trình thì phải nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Riêng các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện thi công xây dựng, thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu công trình và bàn giao công trình. Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.

Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công xây dựng công trình và bàn giao công trình xây dựng.

Thành phần trực tiếp nghiệm thu, gồm:

Chủ đầu tư
Nhà thầu thi công xây dựng công trình
Đơn vị Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình.

Hồ sơ hoàn công 

Hồ sơ xin xác nhận công trình hoàn công (thủ tục hoàn công) gồm các thành phần

Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu quy định
Giấy phép xây dựng nhà ở, kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng nhà.
Bản vẽ hiện trạng hoàn công.
Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề kèm một bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công. Hoặc biên lai thu thuế xây dựng.
Riêng tại một số quận huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh còn yêu cầu người dân khi làm thủ tục hoàn công phải nộp thêm các giấy tờ sau:

Bản vẽ hoàn công nhà ở
Biên bản kiểm tra định vị móng
Hợp đồng xây dựng
Hóa đơn xây dựng.
Nơi nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính

Đối với nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện thì nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận, huyện. Đối vơi nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tại một số địa phương, việc kiểm tra hoàn công của cơ quan chức năng được thực hiện trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư (báo hoàn công). Khi này, công trình có thể chỉ mới xây dựng xong phần thô hoặc đã hoàn thiện, chấm dứt mọi hoạt động liên quan đến xây dựng công trình. Với trường hợp kiểm tra hoàn công tại thời điểm công trình đã dừng mọi hoạt động xây dựng, việc phát hiện và xử lý xây dựng sai phép hoàn toàn không khó.

Bản vẽ hoàn công là gì? Vì sao cần lập bản vẽ hoàn công?

Theo điều 3.3 nghị định số 46/2015/NĐ-CP, bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế. Bản vẽ hoàn công được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt, mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.

Do bản vẽ hoàn công thể hiện các chi tiết và kích thước thực tế xây dựng, nên có vai trò quan trọng giúp chủ nhà nắm được tình trạng, vị trí chính xác của các hạng mục khi sửa chữa, bảo trì ngôi nhà. Thủ tục hoàn công cũng là giấy tờ cần thiết để hoàn tất thanh toán cho nhà thầu. Về mặt pháp lý, bản vẽ này là cơ sở giúp cơ quan nhà nước nắm xác định xem chủ nhà có làm đúng theo giấy phép xây dựng hay không.

tieu chuan ban ve hoan cong 1 - Bản vẽ hoàn công là gì ? Tiêu chuẩn bản và quy định thực hiện

Bên nào có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công?

Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

tieu chuan ban ve hoan cong 2 - Bản vẽ hoàn công là gì ? Tiêu chuẩn bản và quy định thực hiện

Các yêu cầu của bản vẽ hoàn công

  • Phải phản ánh trung thực kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài hiện trường mà không được tự bỏ qua các sai số.
  • Phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, không được hồi ký hoàn công.
  • Phải được lập và xác nhận theo đúng quy định.
  • Phải thể hiện rõ ràng những chỉnh sửa, thay đổi để sử dụng thuận tiện và chính xác trong việc khai thác , sử dụng và bảo trì công trình.

Cách lập bản vẽ

Theo phụ lục II.1.a và b thông tư số 26/2016/TT-BXD, việc lập bản vẽ hoàn công được quy định như sau:

a) Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ. Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này;

b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ  tương tự như mẫu dấu bản vẽ quy định tại Phụ lục này.

>> Tham khảo thêm: Dịch vụ xây nhà trọn gói chuyên nghiệp tiết kiệm

Quy định về công trình xây dựng (nguồn thư viện PL)

Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế (Khoản 4 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP).

Lập bản vẽ hoàn công

– Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công.

Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này;

– Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục IIB kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

– Đối với các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo;

– Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

Mẫu dấu bản vẽ hoàn công: (02 mẫu)

Mẫu số 1:

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

BẢN VẼ HOÀN CÔNG

Ngày……tháng……năm……

Người lập
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Chỉ huy trưởng công trình hoặc giám đốc dự án
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Tư vấn giám sát trưởng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Ghi chú: không áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.

Mẫu số 2:

TÊN NHÀ THU THI CÔNG XÂY DỰNG

BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Ngày……tháng…..năm…..

Người lập
(Ghi rõ họ tên, chc vụ, chữ ký)

Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của tổng thầu
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Tư vấn giám sát trưởng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Ghi chú: áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.

(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)

1. Lập bản vẽ hoàn công:

a) Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công. Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này;

b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này;

c) Đối với các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo;

d) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

2. Mu dấu bản vẽ hoàn công:

Mẫu số 1:

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

BẢN VẼ HOÀN CÔNG

Ngày……tháng……năm……

Người lập
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Ch huy trưng công trình hoặc giám đốc dự án
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Tư vn giám sát trưng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Ghi chú: không áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.

Mu số 2:

TÊN NHÀ THU THI CÔNG XÂY DỰNG

BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Ngày……tháng…..năm…..

Người lập
(Ghi rõ họ tên, chc vụ, chữ ký)

Chỉ huy trưng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của tổng thầu
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Tư vn giám sát trưởng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Ghi chú: áp dụng hình thức hợp đng tng thầu xây dựng thi công xây dựngKích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.

Hoàn công, đăng ký sở hữu công trình ra sao? (Báo tuổi trẻ)

TT- Đây là thắc mắc của nhiều bạn đọc ngay sau khi UBND TP.HCM ban hành chính thức qui định mới về cấp phép xây dựng (CPXD) và quản lý xây dựng theo giấy phép nhằm thay thế QĐ 58 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-10-2004.

Khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư và đơn vị thi công tự lập biên bản hoàn công và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình Ảnh: T.T.D.
TT- Đây là thắc mắc của nhiều bạn đọc ngay sau khi UBND TP.HCM ban hành chính thức qui định mới về cấp phép xây dựng (CPXD) và quản lý xây dựng theo giấy phép nhằm thay thế QĐ 58 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-10-2004.Thay đổi thủ tục hoàn công chứ không bỏ

Qui định mới về CPXD vẫn dành một mục về hoàn công công trình. Theo đó, trước khi sử dụng và đăng ký quyền sở hữu công trình, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng (theo mẫu in sẵn). Phần việc này trước đây do cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện.

Khi công trình hoàn thành, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện thi công, thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu toàn phần công trình. Thể hiện trong biên bản nghiệm thu công trình gồm có phần kiến trúc (tổng diện tích sàn xây dựng thực tế, các tầng, bao lơn…).

Theo ông Lê Chí Hoàng, trưởng phòng CPXD Sở Xây dựng TP, qui định mới về CPXD, trường hợp nhà chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nhưng đã được CPXD, chủ đầu tư phải hoàn chỉnh thủ tục về quyền sử dụng đất trước khi đăng ký quyền sở hữu công trình.

Trường hợp nhà được CPXD trước ngày ban hành qui định mới và chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp biên bản hoàn công theo qui định trước đây, chủ đầu tư phải liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế có tư cách pháp nhân hoặc nhà thầu xây dựng để xác lập bản vẽ cùng biên bản nghiệm thu theo hiện trạng công trình (theo mẫu in sẵn). Đây là cơ sở để đăng ký quyền sở hữu công trình.

Ai chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nhà ở?

“Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình”, ông Hoàng nói. Theo ông Hoàng, cơ quan nhà nước chỉ yêu cầu chủ nhà xuất trình lý lịch căn nhà (trong đó có biên bản hoàn công) khi có sự cố công trình xảy ra. Biên bản hoàn công có giá trị pháp lý là biên bản có đủ xác nhận của chủ đầu tư (ký tên), tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng (đóng dấu, ký tên) hoặc tư vấn giám sát (nếu có).

Trường hợp công trình có thay đổi so với giấy phép, ngoài bản vẽ đã lập trước đó, chủ đầu tư phải liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế có chức năng lập lại bản vẽ thực tế, gồm các thành phần mặt bằng, mặt cắt công trình thể hiện tỉ lệ 1/100, có ghi chú rõ các phần xây dựng ngoài giấy phép.

Như vậy, cơ quan chức năng CPXD chỉ quản lý chất lượng sau khi công trình hoàn thành. “Vì lẽ đó, trách nhiệm về chất lượng công trình được chuyển giao cho chủ đầu tư và các đơn vị tham gia trong quá trình xây dựng công trình. Nhà nước chỉ đưa ra các tiêu chí như tầng cao, lộ giới, khoảng lùi, phòng cháy chữa cháy…”, ông Hoàng nói.

Đối với diện nhà ở riêng lẻ, theo qui định trong vòng 12 tháng sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư phải lập thủ tục đăng ký quyền sở hữu công trình. Tuy nhiên, ông Hoàng cho biết chủ nhà có thể làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu bất cứ lúc nào, thậm chí khi mua bán, chuyển dịch nhà… mới làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu cũng không sao.

Tuy nhiên, trong thời gian kể từ khi hoàn công đến khi đăng ký quyền sở hữu, nếu công trình phát sinh hạng mục nào ngoài giấy phép, chủ đầu tư phải liên hệ vẽ lại bản vẽ theo đúng hiện trạng và phải chịu xử lý vi phạm hành chính trước khi được xem xét để chứng nhận quyền sở hữu.

Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu công trình gồm giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế của đơn vị tư vấn thiết kế có chức năng hành nghề, biên bản nghiệm thu công trình, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất… Hồ sơ này được nộp tại UBND quận, huyện nơi căn nhà tọa lạc.

Nguồn https://tuoitre.vn/hoan-cong-dang-ky-so-huu-cong-trinh-ra-sao-49163.htm

5/5 - (1 bình chọn)