Nhà khung thép 3 tầng là một trong những mẫu nhà đang nhận được sự quan tâm của nhiều gia chủ hiện nay. Tuy nhiên, những ưu điểm của kiểu nhà này như thế nào thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu thêm thông tin chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.
Thiết kế nhà khung thép 3 tầng đẹp được các kts Việt Architect tư vấn thiết kế, với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng, các công trình luôn đảm bảo tối ưu công năng, không gian sử dụng tối đa, đảm báo các yếu tố chi phí xây dựng, thẩm mỹ, công năng và phong thuỷ.
Hiện nay nhu cầu thiết kế nhà khung thép 3 tầng được nhiều người thích thú, thuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn có nên làm nhà khung thép sau một số hạn chế của nó như chịu lực khi gặp nhiệt cao kém, dễ han gỉ.
Nhà khung thép 3 tầng là gì?
Nhà khung thép 3 tầng là nhà tiền chế, tạo thành từ những khung kèo thép cao cấp lắp ghép chắc chắn, cố định với nhau. Các tầng được thiết kế xếp chồng lên nhau, thiết kế linh hoạt, đặc biệt để phù hợp với mục đích sử dụng. Kiểu nhà này có kết cấu bao gồm móng, dầm sàn, cột, tường cùng một số kết cấu phụ khác để tăng khả năng chịu lực của ngôi nhà.
Những điều cần biết khi xây nhà khung thép 3 tầng hiện đại
Nhà khung thép 3 tầng có lẽ sẽ là một khái niệm mới đối với nhiều người. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra những lưu ý khi xây dựng nhà khung thép 3 tầng.
>> Xem thêm: mẫu nhà thép tiền chế đẹp
Nhà khung thép 3 tầng được xem là giải pháp tuyệt vời dành cho những gia đình hạn chế thời gian, kinh tế. Ngoài ra, nó còn mang lại giá trị thẩm mĩ cao, linh hoạt về công năng sử dụng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về lợi ích của mẫu nhà tiền chế ba tầng:
Trọng lượng khung nhẹ
So với nhà truyền thống thì chất liệu thép làm nhà tiền chế nhẹ hơn nhiều nhưng vẫn vô cùng bền bỉ, chịu lực tốt. Vì thế, vật liệu này được đánh giá là phương pháp tối ưu dành cho những gia đình xây nhà ở trong ngõ hẻm chật chội.
Chi phí xây dựng không cao
Chi phí thuê nhân công xây dựng và vật liệu của mẫu nhà tiền chế 3 tầng thấp hơn nhiều so với bê tông, cốt thép của nhà truyền thống cùng diện tích. Đặc biệt, độ chắc chắn, an toàn của mẫu nhà này cũng rất đảm bảo. Kết cấu thép đơn giản cũng giúp gia chủ có thể thay thế, sửa chữa, di dời khi cần thiết.
Dễ dàng phối cảnh, thiết kế nội thất
Nhà tiền chế ba tầng thường rất thoáng đãng, dễ bố trí sắp xếp theo sở thích của gia chủ. Do đó, không gian sống của những ngôi nhà khung thép này thường rất độc đáo, đẹp mắt chứ không hề đơn điệu như bạn nghĩ.
Khi thiết kế nội thất, bạn cũng nên tìm kiếm các đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nhà tiền chế. Điều này không chỉ giúp bạn có được công trình đầy đủ tiện ích mà còn đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí.
Một số nhược điểm của nhà khung thép 3 tầng
Nhà khung thép 3 tầng có rất nhiều ưu điểm song cũng phải kể đến một số nhược điểm của nhà khung thép là không bền bỉ bằng nhà bê tông. Bên cạnh đó, nhà khung thép hay phải bảo dưỡng.
Nhà khung thép 3 tầng có một số nhược điểm
Với những thông tin thú vị mà chúng tôi cung cấp về nhà khung thép 3 tầng hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công.
>> Xem thêm bảng báo giá xây dựng nhà phần thô
1. Nhà khung thép dân dụng là gì?
Nếu bạn kinh doanh quán cafe thì mẫu nhà tiền chế 2 tầng này đủ độc đáo hút khách cho bạn tham khảo.
Giải pháp nhà khung thép dân dụng khác hẳn với việc xây dựng nhà cốt thép. Nhà phố khung thép được thi công và sư dụng vật liệu từ kết cấu thép, cột, dầm bằng tấm sàn bê tông siêu nhẹ. Sàn chế tạo trong xưởng hoặc lắp ráp tại vị trí thi công.
1.1. Những yêu cầu về nhà khung thép
Nhà khung thép hay nhà phố khung thép đòi hỏi thiết kế và đội ngũ thi công có kinh nghiệm lâu năm.
Trình độ chuyên môn cao. Nhằm đảm bảo về độ chính xác và kỹ thuật tốt.
Vậy nên khi xây dựng lắp ghép cần chú trọng những yêu cầu hay kinh nghiệm sau:
– Đảm bảo tính thẩm mỹ: Đầu tiên bạn nên thỏa mãn tất cả yêu cầu thẩm mỹ hay ý tưởng của chủ nhà.
Ví dụ như về kiểu dáng, kiến trúc bằng sự sáng tạo.
– Tính chịu lực cao: Bạn là những người kiến trúc, người có kinh nghiệm trong việc thi công. Hãy tính toán từ các số liệu đầu vào. Từ đó đưa ra phương pháp khung chịu lực tốt.
Và hãy có sự tính toán dự phòng khi chủ hà có nhu cầu nâng thêm tầng trong thời gian tương lai. Việc này nhằm đồng bộ phần khung xương.
Công trình luôn sẵn sàng chịu tải trọng khi có nhu cầu trong thời gian tới. Để làm được việc đó. Bạn phải tính toán các chi tiết sau: dầm, tiết tiện cột, sàn và các chi tiết liên kết khác.
– Tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư bằng cách tối ưu vật liệu: Bạn nên tối ưu hóa vật liệu thi công bằng cách ngồi tính toán thật chi tiết. Nhằm tiết kiệm vật liệu và chi phí cho chủ đầu tư.
– Vận chuyển và thi công: Phần đa nhà khung thép dân dụng thường được lắp ghép ở thành phố. Mặt bằng thi công chật hẹp. Vì vậy việc tìm mặt bằng thi công và biện pháp thi công nên tính toán kỹ càng.
Nhằm tránh gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh vị trí thi công.
>> Gợi ý 50 Mẫu thiết kế nhà tiền chế 1 mái giá rẻ, chi phí xây dựng tiết kiệm
1.2. yếu tố ảnh hưởng đến giá nhà khung thép
Giá thành nhà khung thép phụ thuộc một trong các yếu tố sau: Địa điểm thi công xây dựng, quy mô công trình, Thiết kế, thời điểm xây dựng khởi công, công năng công trình ra sao…
Nhà khung thép 2 tầng vách kính với thiết kế nội thất hiện đại tiện nghi >> Xem thêm: Các công trình nhà khung thép tiền chế đã thi công
Ưu nhược điểm của nhà tiền chế và nhà betong cốt thép
Nhà khung thép (hay nhà tiền chế) được xây dựng từ vật liệu thép, chế tạo và lắp đặt sẵn theo bản vẽ kỹ thuật. Quá trình tạo ra một ngôi nhà khung thép hoàn chỉnh sẽ trải qua 3 công đoạn: -Thiết kế. -Gia công cấu kiện. -Và lắp dựng tại công trình.
Nhà bê tông cốt thép là gì?
Nhà bê tông cốt thép là loại nhà được làm từ vật liệu composite, kết hợp giữa thép và bê tông, trong đó cả 2 loại vật liệu này cùng tham gia vào quá trình chịu lực. Sở dỉ có sự kết hợp này là vật liệu bê tông có cường độ chịu lực kém, ngoài ra những hạn chế trong khả năng sử dụng của bê tông cũng khiến loại vật liệu này gây nhiều lãng phí khi sử dụng.
Ưu điểm của nhà khung thép:
– Tiết kiệm chi phí. Chi phí xây dựng một dự án bằng thép thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng bê tông cốt thép. Việc tiết kiệm vật liệu tại các khu vực ít chịu lực của các cấu kiện khung chính giúp cho việc làm nhà khung thép được tiết kiệm chi phí.
– Thời gian thi công nhanh. Đối với những ngôi nhà quy mô nhỏ, yêu cầu thời gian xây dựng phải nhanh chóng. Quá trình chuẩn bị cho xây dựng nên thực hiện càng hiệu quả càng tốt, để tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc sử dụng khung thép có thể đáp ứng được nhu cầu này.
– Linh hoạt và tiện lợi. Việc sử dụng khung thép để tạo những không gian mới trong nhà ở là việc không còn xa lạ. Khung thép có thể được lắp đặt vào các kết cấu sẵn có, sau đó bố trí thêm các vật dụng nội thất như trong hình trên, ngay lập tức góc phòng đã biến thành một không gian nghỉ ngơi vô cùng thoải mái, rất ấn tượng phải không nào?
– Kết cấu gọn, nhẹ. Không giống như bê tông và gỗ, khung thép không chiếm nhiều không gian, do đó căn phòng trong nhà bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng hơn. Điều này rất phù hợp với những bạn yêu thích phong cách hiện đại tối giản cho ngôi nhà tương lai.
– Khả năng chống ẩm mốc cao. Nhà khung thép có khả năng cách nước tốt do sử dụng hế thống mái mối đứng, thành phần thoát nước và diềm mái.
– Khả năng tạo hình không giới hạn. Việc sử dụng thép làm khung nhà ở cho phép hiện thực hóa những ý tưởng trang trí nhà ở không giới hạn của bạn. Bởi vì độ bền của thép tốt hơn bê tông, gỗ, và những vật liệu sử dụng làm khung nhà thông thường.
Nhược điểm của nhà khung thép:
– Dể bị ăn mòn với thời tiết nóng ẩm. Với môi trường ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là ở một số nơi môi trường bị xâm thực thì sẽ xảy ra hiện tượng thép bị gỉ dẫn tới bào mòn, phá hoại công trình.
– Khả năng chịu lửa thấp. Thép không cháy nhưng chỉ cần nhiệt độ lên đến 500 tới 600 độ C, nó sẽ chuyển sang dạng dẻo, mất đi khả năng chịu lực dẫn tới kết cấu bị sụp đổ dễ dàng. Kết cấu thép có độ chịu lửa thấp hơn cả độ chịu lửa của kết cấu gỗ dán.
– Độ bền tương đối. Nhà khung thép giải quyết nhiều hạn chế của nhà xây bằng bê tông cốt thép truyền thống như giảm tải trọng, chi phí, thời gian thi công. Tuy nhiên, công tình nhà khung thép có độ bền và đồ vững chắc kém hơn so với nhà bê tông.
– Chi phí bảo dưỡng tương đối cao. Nhà khung thép hoàn toàn có độ bền đảm bảo, tuy nhiên, chi phí bảo dưỡng, tăng khả năng chịu lửa, khả năng chống gỉ cho thép tương đối cao. Do đó, các công trình nhà ở dân dụng ít thích hợp với việc xây dựng nhà khung thép.
Viet Architect thiết kế xây dựng nhà khung thép tiền chế chuyên nghiệp
Việt Architect Group đơn vị hoạt động toàn diện trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nội thất. Chúng tôi gồm đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên gia trang trí nội thất hoạt động sâu rộng tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ… Chúng tôi tư vấn và tham gia thực hiện các dự án khách sạn, tòa nhà cao tầng, biệt thự và thiết kế nhà dân dụng..
Quy trình thiết kế nhà chuẩn của Việt Architect Group
Chúng tôi có thể khái quát quy trình thiết kế nhà của Việt Architect Group qua các giai đoạn như sau:
Báo giá xây nhà khung thép tiền chế
1- Đơn giá xây nhà kho tiền chế, nhà xưởng tiền chế đơn giản Nền bê tông dày 100mm, tổng trọng lượng xe nâng dưới 5 tấn.
Hướng dẫn Cách tính chi phí xây nhà khung thép 2 tầng chi tiết
Xây dựng nhà khung thép tiền chế sẽ thật hoàn hảo. Dù là công trình gì đi nữa thì với giải pháp nhà khung thép tiền chế bạn cũng sẽ dễ dàng có được một công trình thật ưng ý. Sau đây kts VAG sẽ giới thiệu đến mọi người quá trình xây nhà khung thép 3 tầng bằng giải pháp nhà lắp ghép kết cấu thép độ bền cao.
Để biết biết được đơn giá xây nhà ,thường thì có 2 cách tính chi phí xây dựng nhà. cơ bản nhất.
1. Bóc tách khối lượng ,lập bảng dự toán chi tiết công trình.
Thực ra trước đây hầu như các công ty không tính giá xây nhà theo m2 xây dựng như bây giờ, mà đa phần Chủ đầu tư thiết kế hồ sơ thi công hoàn chỉnh, sau đó yêu cầu nhà thầu bóc dự toán chi tiết công trình, nếu làm được điều này thì sẽ thưc tế và ít rủi ro cho cả nhà thầu và chủ đầu tư..
Cách tính chi phí xây nhà chính xác nhất vẫn là bóc tách khối lượng lập bảng dự toán chi tiết công trình, nghĩa là “ Dùng gì thì tính đó ” dựa trên hồ sơ thi công và quy mô công trình, của từng công trình.
2. Tính chi phí / m2 xây dựng
Ngày nay đại đa các Khách hàng chỉ tìm kiếm và hỏi đơn giá xây nhà /m2 và các công ty xây nhà đều áp áp dụng cách tính chi phí xây nhà / m2 xây dựng vì cách tính này đơn giản để Cho chủ đầu tư có cái nhiền khái quát tổng thể về mặt chi phí căn nhà của mình một cách nhanh nhất. Theo kinh nghiệm tính toán chi phí, thi công xây dựng, các nhà thầu tính toán lên một mức giá khái toán xây dựng, để đăng lên web và khách hàng có thể tham khảo và tính chi phí sơ bộ trước khi chuẩn bị xây nhà.
Có một số Gia chủ khi có nhu cầu xây nhà, thường hỏi bao nhiêu tiền 1m2 xây dựng ?. Thường thì có một số Gia chủ chỉ quan tâm tới giá xây nhà, nhưng Qúy vi cũng phải quan tâm tới nhà mình làm vật liệu gì, làm như thế nào?, nhà cho thuê, hay nhà nghỉ, nhà trọ, hay nhà ở rộng lớn, nhà ở khu vực nào, địa chất có tốt không? v v … ( giá xây nhà có thay đổi ,tùy thuộc vào loại nhà dùng cho mục đích gì ? , nhà lớn hay nhỏ vv… )
Ngôi nhà đẹp có hàng trăm chủng loại vật tư và hàng ngàn chi tiết nhỏ .Qúy vị cũng nên lưu ý và để tâm một chút thì tổ ấm của Qúy vị có lẽ sẽ tốt hơn nhiều.
Đơn giá xây nhà khung thép 2 tầng 1 mặt tiền Cách tính giá phần thô của nhà cấp 4 khung thép tiền chế cụ thể theo công thức như sau: Tổng chi phí xây dựng = Tổng diện tích xây dựng + Đơn giá xây dựng Chi phí xây nhà 3 tầng phần thô: 2.500.00 – 3.500.000/m2 Chi phí xây nhà 2 tầng trọn gói (nhà ở thường): – Vật tư trung bình: khoảng 5.000.000 – 6.000.000 đồng/m2 – Vật tư khá : khoảng 6.000.000 – 7.000.000 đồng/m2 – Vật tư tốt: 7.000.000 đồng/m2 trở lên Lưu ý: Đây là đơn giá dành cho chi phí xây nhà khung thép 2 tầng phổ biến hiện nay. Đơn giá chi tiết và chính xác nhất sẽ được tính dựa trên bản vẽ thiết kế chi tiết cho từng công trình khác nhau.
Diện tích xây nhà 2 tầng dựa trên kết cấu khung thép tiền chế
Cách tính diện tích xây nhà khung thép 2 tầng sẽ không có tầng hầm hoàn toàn giống như bên kết cấu bê tông cốp thép.
Hệ số tính diện tích xây dựng
HẠNG MỤC | HỆ SỐ DIỆN TÍCH | |
---|---|---|
Móng | – Móng bè | 50% |
– Móng cọc, móng băng | 20% | |
Sàn | – Sàn trệt, lầu,.. | 100% |
– Tầng thượng có mái che | 100% | |
– Tầng thượng không mái che | 50% | |
Mái | Tôn | 30% |
Bê tông cốt thép | 50% | |
Ngói kèo sắt (tính theo mặt nghiêng) | 70% | |
Ngói bê tông cốt thép (tính theo mặt nghiêng) | 100% | |
Sân | Sân trước (sau) | 50% |
Thông tầng | Diện tích <8m2 | 100% |
Diện tích >8m2 | 50% | |
Cầu thang | 100% |
Lưu ý: Trong hạng mục thi công móng:
- Trong trường hợp đổ bê tông toàn khối từ móng tới sàn tầng trệt móng tăng 25% diện tích tầng trệt
- Trong trường hợp đà kiềng và sàn tầng trệt bê tông toàn khối móng tăng 25% diện tích tầng trệt
3. Một số ví dụ về cách tính chi phí nhà khung thép 2 tầng
3.1 Chi phí xây nhà khung thép 2 tầng 40m2
Yêu cầu: Các tính chi phí xây nhà khung thép 2 tầng với diện tích 4x10m bao gồm 1 trệt, 1 lầu, mái tôn và sử dụng vật tư loại trung bình.
Mục | Diện tích 4x10m2 | Hiệu số diện tích (%) | Diện tích xây (m2) |
Móng | 40 | 50% | 20 |
Tầng trệt | 40 | 100% | 40 |
Lầu 1 | 40 | 100% | 40 |
Mái tôn | 40 | 30% | 12 |
Tổng diện tích xây dựng | 112m2 |
Tổng chi phí xây tối thiểu:
- Phần thô: 112m2 x 2.500.000 = 280 triệu (BTCT là 358 triệu)
- Trọn gói: 112m2 x 5.000.000 = 560 triệu Bao gồm phần thô, phần hoàn thiện (Điện nước, sơn nước, cửa phòng, lan can,…) và vật liệu hoàn thiện, chưa có nội thất)
3.2 Chi phí xây nhà khung thép 2 tầng 80m2
Yêu cầu: Các tính chi phí xây nhà 2 tầng 80m2 với diện tích 5 x 16m bao gồm 1 trệt 1 lầu, mái ngói BTCT, sử dụng vật tư tốt.
Mục | Diện tích 5x16m2 | Hiệu số diện tích (%) | Diện tích xây (m2) |
Móng | 80 | 50% | 40 |
Tầng trệt | 80 | 100% | 80 |
Lầu 1 | 80 | 100% | 80 |
Mái ngói BTCT | 80 | 100% | 80 |
Tổng diện tích xây dựng | 280m2 |
Tổng chi phí tối thiểu:
- Phần thô: 280m2 x 2.500.000 = 700 triệu (BTCT là 896 triệu)
- Trọn gói: 280m2 x 7.000.000 = 1 tỷ 960. Bao gồm phần thô, phần hoàn thiện (Điện nước, sơn nước, cửa phòng, lan can,…) và vật liệu hoàn thiện, chưa có nội thất)
3.3 Chi phí xây nhà khung thép 2 tầng 100m2
Yêu cầu: Các chi phí tính xây nhà 100m2 với diện tích 5x20m2 bao gồm 1 trệt, 1 lầu, sân trước, mái tôn, sử dụng vật tư khá.
Mục | Diện tích 5x20m2 | Hiệu số diện tích (%) | Diện tích (m2) |
Móng | 100 | 50% | 50 |
Tầng trệt | 100 | 100% | 100 |
Lầu 1 | 100 | 100% | 100 |
Mái tôn | 100 | 30% | 30 |
Sân trước | 100 | 50% | 50 |
Tổng diện tích | 330m2 |
Tổng chi phí tối thiểu:
- Phần thô: 330m2 x 2.500.000 = 825 triệu (chi phí xây nhà BTCP là 1 tỷ 056)
- Trọn gói: 330m2 x 6.000.000 = 1 tỷ 980 (Bao gồm phần thô, phần hoàn thiện (Điện nước, sơn nước, cửa phòng, lan can,…) và vật liệu hoàn thiện (Chưa có nội thất)
Trên đây là một số thông tin hữu ích về nhà khung thép 3 tầng mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc. Mọi thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn giải đáp nhanh và chính xác nhất.