Kiến trúc đình chùa Việt Nam

Kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn ( Hải Dương)

chua con son - Kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn ( Hải Dương)

Kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn ( Hải Dương)

rem cua dep 150x150 - Kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn ( Hải Dương)>> Rèm đẹp tranh son dau 150x150 - Kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn ( Hải Dương)>>Tranh sơn dầu
thiet ke noi that 150x150 - Kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn ( Hải Dương)>> Thiết kế nội thất ve tranh tuong 150x150 - Kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn ( Hải Dương)>>Vẽ tranh tường

Kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn ( Hải Dương)

chua con son - Kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn ( Hải Dương)

Tọạ lạc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, trong khu vực Côn Sơn nổi tiếng với những núi non, chùa tháp, rừng thông, khe suối… và những di tích gắn liền cuộc đời nhiều danh nhân trong lịch sử. Côn Sơn còn là một trung tâm Phật giáo lớn ở nước ta.

Chùa Côn Sơn, tên chữ là Tư Phúc Tự dựng ở chân núi phía Nam, Chùa có từ thời Trần. Vua Trần Thái Tông (1225 – 1258) đã từng đến đến thăm chùa. Chùa được trùng tu mở rộng từ đời Lê, tương truyền có tới 83 gian nguy nga đồ sộ. Ngày nay chỉ còn là ngôi chùa nhỏ, còn gọi là chùa Hun.

Chùa có nhiều pho tượng cổ. Phía sau chùa là khu tháp mộ, nổi bật là: ‘Đăng Minh Bảo Tháp’ cao trên 5m đặt xá-lợi và tượng của Huyền Quang tôn giả (1254 – 1334).

Phía trước chùa có dùng 4 nhà bia. Một tấm bia có 3 chữ lớn ‘Thanh Hư Động’ bút tích của Trần Nghệ Tông (1322 – 1395) được khắc trên phiến đá lớn đặt trên thung lũng rùa. Nhà bia cũ bên trái có tấm bia ghi bài minh có tựa đề là: ‘Côn Sơn Tư Phúc Thiền Tự Bi’ hình trụ 6 mặt, nóc bia tạc kiểu long đình, dựng năm Hoằng Định thứ 8 (1608) đời vua Lê Kim Tông, nội dung ghi lại việc trùng tu chùa.

Kiến trúc:  Chính điện chùa Côn Sơn

Trước sân tiền đường chùa Côn Sơn có những cây đại cổ, làm tăng cảnh đẹp và tôn nghiêm của chùa. Trong quần thể chùa có rất nhiều những cây thông lâu năm, đặc biệt là hai hàng thông cổ thụ trước cổng chùa rất đẹp.

250px Chua Con son - Kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn ( Hải Dương)

Chính điện chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn xưa là một công trình kiến trúc hoàn thiện, có 385 pho tượng. Tương truyền ở ban thờ đầu hồi phía Đông nhà Tổ có 2 pho tượng nhỏ ngồi xếp bằng, một đàn ông, một đàn bà hướng về bàn thờ Phật. Tăng ni tu ở chùa Côn sơn không biết hai pho tượng đó là ai và có tự bao giờ. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, sợ giặc đến chùa tàn phá, các tăng ni Phật tử dã đem đồ thờ và các pho tượng nhỏ cất giấu ở trong núi. Vào một đêm mưa gió sấm sét to, sư ông trụ trì chùa ngủ không yên, đợi sáng hôm sau trời tạnh vào thăm lại bức tượng. Sư ông vào xem và thấy hai pho tượng trên đắp bằng đất bị mưa làm vỡ, lộ hai dải yểm tâm mới biết đó là tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.

Phía sau chùa Côn Sơn là khu mộ tháp. Đăng Minh bảo tháp được dựng bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang.

 200px Thanh Hu dong - Kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn ( Hải Dương)
Bia Thanh Hư động, bút tích vua Trần Duệ Tông

Nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, dưới chân Đăng Minh bảo tháp là Giếng Ngọc. Người xưa cho rằng Giếng Ngọc chính là mắt của con Kỳ Lân. Giếng Ngọc cũng có thời gian bị cỏ cây che lấp. Năm 1995, ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã cho khơi lại, kè đá, xây bờ, lát sân để phục vụ cho du khách về tham quan Côn Sơn lại được tận hưởng nước giếng thiêng.

Tại Bàn Cờ Tiên trên đỉnh núi Côn Sơn, nơi đây ngày xưa có một am nhỏ hình chữ Công (I), tám mái chảy, có lan can xung quanh. Am này có tên là Am Bạch Vân.

Chùa Côn Sơn đã chứng kiến một chặng đường đời và bi kịch của người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Sau những năm tham gia triều chính, Nguyễn Trãi lui về Côn Sơn và sống cuộc dời ẩn dật. Cảnh đẹp Côn Sơn đã gợi nên cảm hứng để Nguyễn Trãi sáng tác nhiều bài thơ trong Quốc Âm thi tập:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Xem thêm:

Tranh Tường: Tranh tường là thể loại tranh khá mới, bằng cách vẽ trực tiếp lên tường, trần nhà. Không còn bị giới hạn và ràng buộc bởi những khung tranh nặng nề, khô cứng như trước, vẽ tranh tường mang tới khoảng không gian rộng, đậm chất nghệ thuật và đầy mầu sắc. không giới hạn tính sáng tạo, vẽ tranh tường nghệ thuật đang là xu hướng trang trí nội thất thịnh hành và được khá nhiều gia chủ chọn làm loại hình trí cho nhà ở, nhà hàng, biệt thự, khách sạn, quán ăn, quán cafe, trường học… Tham khảo những mẫu vẽ tranh tường bằng link dưới đây – Tranh tường quán game, Vẽ tranh tường trường họcTranh tường quán cafe

Tranh Đa Quý: Tranh đa quý và Tranh đá quý phong thy chất lượng cao, 100% từ đá quý thiên nhiên, không phai màu. Tranh đá quý được làm từ 100% đá quý thiên nhiên như ruby, Saphia, Spinel, Peridot, Opal, Thạch anh. Vì được làm từ đá quý thiên nhiên nên tranh đá quý có nhiều ưu như bền màu, màu sắc trung thực, độc đáo và không bị phai theo thời gian. Tranh đá quý có nét độc đáo riêng, mỗi góc cạnh đều toát lên sự rực rỡ, óng ánh của đá tạo cho bức tranh thêm phần sống động, mang đậm hơi thở của thiên nhiên. Ngoài tác dụng trang trí, tô điểm cho ngôi nhà thì tranh đá quý còn được xem như một món đồ phong thủy, tạo thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
author-avatar

Kiến trúc sư Phan Đình Kha

Kiến trúc sư Phan Đình Kha với 15 năm kinh nghiệm, hơn 1000 công trình, đoạt giải nhất kiến trúc quốc gia 2010 (Công trình: Nhà ga hành khách cảng hàng không Liên Khương, giải nhất Kiến trúc quốc gia 2010. Nhóm thiết kế: KTS Lưu Hướng Dương, KTS Trần Trung Vương, KTS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, KTS Phan Đình Kha). Các thiết kế của anh như Cảng hàng không Liên Khương – Đà Lạt, Bệnh viện Phú Mỹ (TP.HCM), khách sạn 4 sao Phú Mỹ – Sóc Trăng. Nhà hàng Miss Sài Gòn. Homestay Đà Lạt của vợ chồng danh hài Trường Giang – Nhã Phương.
Tham khảo:
- https://ashui.com/mag/chuyenmuc/kien-truc/4493-nha-ga-hang-khong-lien-khuong-mau-tuong-tuong.html
- https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/cong-bo-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-nam-2010-62481.html
- https://danviet.vn/doc-dao-hai-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-777746293.htm
- https://kienviet.net/2011/03/14/ket-qua-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-2010/
- https://baoxaydung.com.vn/trien-lam-giai-thuong-kien-truc-viet-nam-22261.html