Danh bạ kiến trúc sư

Kiến trúc sư Nguyễn Tài My

KTS Nguyen Tai My - Kiến trúc sư Nguyễn Tài My

Cùng tìm hiểu về thân thế và cuộc đời của người kiến trúc sư tài ba. Kiến trúc sư Nguyễn Tài My. Là một kiến trúc sư thuộc vào hàng đắt sô với hơn 500 công trình ký tên mình, Nguyễn Tài My có cách để biến mỗi ngôi nhà từ ý chủ nhân thành ý tưởng khoa học của mình.

14 sangche1505 1 - Kiến trúc sư Nguyễn Tài My
 My Nguyễn Tài  Phú Yên
 Đại Học Kiến Trúc TPHCM 1976
 Company  Đại học Bách Khoa TP.HCM
 Address  74/42/7 Trương Quốc Ding, P.10, Q.Phú Nhuận – Tel : 8442002
 Mobile  0903820120

 

 

 

 

 

Là cách gọi của đồng nghiệp ở Trường ĐH Bách khoa TPHCM và bè bạn dành cho Nguyễn Tài My. Nhiều người biết ông sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, song nếu gặp ai quê ở Quảng Ngãi ông cũng sẵn sàng nhận là đồng hương, rồi giải thích: “Tổ tiên tôi ở ngoài đó”. Gọi Nguyễn Tài My là “người ở cõi trên” vì ông có nhiều chuyện “không giống ai”, như cách ông để ria mép chẳng hạn, đó là một bộ ria chỉ cạo một bên phía trái hoặc phải nhân trung. Và nếu ai thắc mắc thì ông bảo: “Tôi để tang mẹ mình!”.

Với các sinh viên của ông ở Khoa Kiến trúc ĐH Bách khoa, thầy My là một ông thầy “đặc biệt” ở cách giảng dạy cũng như lối sống. Ông thường xuyên treo giải thưởng với sinh viên: “Em nào bắt giò được tui một ý đúng thì tui thưởng ngay 50.000 đồng ăn sáng”. Năm 2001, các sinh viên của ông “hết hồn” khi biết thầy My gầy nhom, mang 20 kg nhạc Trịnh Công Sơn leo lên đỉnh Phanxipăng chỉ để chôn trên “nóc nhà Việt Nam”. Các học trò Nguyễn Tài My hơi cả lo do thương thầy, vì chuyến leo núi đó, thầy My chỉ lê nổi thân mình, còn nhạc Trịnh, thầy thuê người Mông vác rồi. Sau này, nhiều người biết chuyện, đành cười hì hì: “Tay này dóc tổ”.

Ông vốn là người “tham công tiếc của” nên thứ gì cũng muốn thật hoành tráng. Đã cất công làm sách thì ông chơi hẳn 1.001 kiểu biệt thự và giật giải của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đã cất công sưu tầm, sáng tạo đồ chơi thì ông quyết tâm cho nó phải thật nhiều, thật lạ…

Những người biết ông còn thường xuyên “bị” ông thuyết pháp về “Thuyết hỗ tương” và không quên ghi chú “của tui”. Nhưng cũng như cách ông tự trào: “Thuở yêu em làm thơ nặng mấy ký/ Dành sau này bán giấy vụn nuôi con”. Tất nhiên, dù đang thuyết pháp hay đọc thơ tự trào, ông vẫn không quên vỗ đùi đánh đét rồi tự tán dương: “Quá hay, ông vẫn không quên vỗ đùi đánh đét rồi tự tán dương: “Quá hay,

KTS Nguyễn Tài My sinh năm 1948 ở quê mẹ Phú Yên, hiện ông sống tại quận Phú Nhuận, TP HCM. Cha ông quê ở Quảng Ngãi, là cán bộ cách mạng. Từ nhỏ, Nguyễn Tài My học rất giỏi, nhất là môn Toán và rất mê chơi cờ.

Theo lời kể thì hồi nhỏ, cậu bé Tài My đánh cờ tướng rất giỏi nên hay được rủ đi đánh cờ thuê: “Hồi đó tôi khoảng 11 tuổi, sống với mẹ ở quê, ba tôi đi hoạt động cách mạng bí mật không có ở nhà. Biết tôi đánh cờ tướng giỏi, cứ trưa đến mấy ông trong xóm lại kêu tôi đi đánh cờ tướng thuê cho mấy ổng. Đánh ăn mấy chai nước ngọt thôi chứ không ăn tiền. Tôi thắng hoài nên đem nước ngọt về cho má tôi. Mấy ngày đầu bả không nói gì nhưng ít hôm sau có lần má kêu tôi đến nói: Má không cần con đem nước ngọt về, má cần con học. Tôi nói: “Con học xong hết bài ở trường rồi, còn học gì nữa má. Má cho con đi đánh cờ đi”. Má tôi không chịu, bắt tôi nhốt trong nhà tắm, mãi sau mới thả tôi ra” – ông My kể lại.

Với môn cờ tướng, Nguyễn Tài My nói ngay từ nhỏ, ông đã nhập bàn cờ vào trong đầu rồi nên đánh mà không cần nhìn bàn cờ. Chỉ cần đối thủ  xuất quân là ông xuất chiêu đối lại ngay, nhanh như chớp, nên họ thấy sợ. Không chỉ mê đánh cờ, ông còn nghiên cứu, đọc nhiều sách viết về các loại cờ. Và chính tình yêu với môn cờ đã đưa đến việc ông sáng tạo ra bộ cờ tổ ong sau này.

Năm 1966, ông vào Sài Gòn học Đại học Kiến trúc do người Pháp dạy, ở hai ngành học là Kiến trúc đô thị và Kiến trúc công trình. Năm 1969, ông đi làm chuyên viên kiến trúc ở Tổng cục Phát triển gia cư. Năm 1975, sau khi tốt nghiệp, ông giảng dạy về ngành kiến trúc ở Trường đại học Bách khoa TP HCM. Ông dạy 9 môn, gồm: Kiến trúc dân dụng, Quy hoạch đô thị, Kiến trúc công nghệ, Phỏng sinh học kiến trúc, Tư duy sáng tạo kiến trúc…

Không chỉ là một giảng viên, KTS giỏi với nhiều sách chuyên môn do ông viết, Nguyễn Tài My còn làm thơ, viết nhạc. Ông có 8 tập thơ dày dặn. Nhưng điều đặc biệt là ở chỗ, ông còn sáng tạo ra thể thơ riêng: thể thơ một bài khoảng 6 câu, một câu có 5 chữ hoặc 7 chữ, được bạn bè và giới văn chương đánh giá là lạ, độc đáo, trí tuệ.

Ông kể, dạng thơ này ông viết từ nhỏ, như bài thơ đầu tay sau đây: “Trước đây mẹ khen con tay trắng/ Nay mẹ than trắng tay/ Cha nói: Đời lúc vơi lúc đầy/ Mẹ đừng buồn đêm nay/ Lớn lên, con có thể khác mẹ/ Không thắc mắc vơi đầy”.

KTS Nguyễn Tài My là tác giả cuốn “Một triệu lẻ một kiểu biệt thự” đoạt nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng kiến trúc Việt Nam 1995.

 
14 sangche1505 1 - Kiến trúc sư Nguyễn Tài My
Kiến trúc sư Nguyễn Tài My và bộ cờ tổ ong do ông sáng chế.

Khi theo học đại học ở Sài Gòn, vốn mê cờ, ông lang thang nhiều nơi xem người ta đánh cờ tướng và giải cờ thế. Một lần, ông cùng người bạn Nguyễn Tịnh (hiện làm ở NASA, Mỹ), đến xem một kỳ thủ danh tiếng thời đó đánh cờ. Nhìn thấy người đó gầy gò, đầu gối cao hơn tai, Nguyễn Tịnh nói với ông: “Mày đánh cờ riết mai mốt cũng giống như ông này”. Nghe vậy, ông ngộ ra, không mê đánh cờ như trước nữa.

Năm 1969 là thời điểm sinh viên Nguyễn Tài My ấp ủ việc Việt hóa bộ cờ tướng. Ông viết chữ Việt cho những con cờ tướng vốn được viết bằng chữ Hán. Ông nghĩ đến việc tạo ra một bộ cờ của riêng Việt Nam, ông nghĩ ra quân và luật chơi… nhưng chưa hoàn thiện. Tết năm 1981, khi đang ngồi gọt trái thơm để làm rượu trái cây, ông nhìn thấy vỏ của trái thơm có hình lục giác và các ô này kết với nhau thành mạng lưới rất đẹp, theo một logic nào đó. Ông nảy ra ý tưởng và chạy lên lầu, giằng lấy bàn vẽ thiết kế lúc đó bạn ông là họa sĩ, điêu khắc gia Ngô Xuân Lai đang vẽ.

Rồi ông miệt mài vẽ ra bàn cờ hình tổ ong có hình lục giác gồm 61 ô hình lục giác xếp cạnh nhau, nhìn như tổ ong. Bàn cờ gồm 3 màu trắng, xanh, đỏ (hoặc màu nâu). Ông gọi là bộ cờ tổ ong.

Bộ cờ gồm 30 quân, mỗi bên 15 quân, gồm có các quân: V,I,E,T, N,A,M; ghép thành chữ Việt Nam.

Luật di chuyển quân trong cờ tổ ong như sau: VAT cạnh, tức là các quân V, A, T sẽ di chuyển theo cạnh của hình nơi quân đó đang đứng; NAM góc, tức là quân N, A, M sẽ di chuyển theo góc từ hình mà quân đó đang đứng, quân A vừa di chuyển theo cạnh và theo góc; tương tự IE cạnh góc, là quân I, E di chuyển theo cạnh và góc từ nơi quân đó đang đứng…

Trong bàn cờ tổ ong, chức năng của các quân tương tự như cờ vua và cờ tướng. Quân V là quân vua; I là con hậu; E là quân pháo; T là con xe; N là con ngựa; A là con tốt, mỗi bên có ba con; M là con Voi (Tịnh).  Các quân:  E (pháo), T (xe), N (ngựa), M (voi) mỗi bên có 2 quân. Cách ăn quân sẽ tương tự như chức năng của nó, ví dụ quân E (pháo) sẽ ăn quân như quân pháo trong cờ tướng, quân T (xe) cũng ăn quân tương tự như quân xe trong cờ tướng và cờ vua… Quân tốt khi đi đến hàng ô cuối của đối thủ, có thể được phong quân khác, tùy theo người chơi chọn.

“Điểm đặc biệt của bộ cờ này là có thể chơi 3 người cùng lúc, nhưng nếu chơi 3 người thì phải vẽ thêm một vòng gồm 20 ô nữa là 81 ô. Luật để chơi 3 người là nếu quân xanh đã ăn quân đỏ  thì lần ăn quân tiếp theo chỉ được ăn quân trắng và ngược lại. Để đánh 3 người thì cần 4 trọng tài để giám sát các đối thủ và ghi chép việc ăn quân của nhau cho đúng luật” – ông Nguyễn Tài My giải thích.

Triết lý trong cờ

Cũng theo tác giả Nguyễn Tài My, trước đây ông còn nghĩ ra luật tăng viện quân cho bộ cờ này để tránh tình trạng đối thủ bắt quân hết của đối phương và “lấy thịt đè người” mà thắng chứ không phải dùng trí tuệ.

Nhưng sau này ông bỏ luật này, vì để tuân theo quy luật tự nhiên, như ông nói. “Luật tăng viện quân là do tôi mượn trong chiến thuật quân sự, nếu đánh chỗ nào đó mà thiếu quân thì phải tăng viện để thêm quân mới đánh thắng. Hơn nữa tôi muốn cổ vũ cho việc đánh cờ và chiến thắng từ sự mưu trí và chiến thuật chứ không phải từ sự áp đảo quân số, lừa để ăn quân mà thắng. Nhưng rồi về sau tôi bỏ luật này, vì thấy rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng có thể cho mình quyền tăng viện quân cả. Nếu vậy thì đánh hoài biết khi nào thắng? Anh sai lầm thì anh phải trả giá thôi. Trong cuộc đời cái gì cũng phải trả giá cả” – KTS Nguyễn Tài My lý giải.

Ngày 8/8/1988, ông báo cáo về bộ cờ tại Nhà Văn hóa quận 3, TP HCM và Đài Truyền hình TP HCM có đến quay. Sau đó, Nhà Văn hóa quận Phú Nhuận,  thành lập CLB cờ tổ ong do ông làm Chủ nhiệm. Ở đây từng tổ chức 5 lần thi đấu cờ tổ ong, ông My đánh thắng 3 lần, lần thứ 4 ông đánh thua một cao thủ khác là ông Nguyễn Thiện nên ông không tham gia thi nữa.

Theo lời ông Nguyễn Tài My, Trường Đại học Bách khoa TP HCM và Hội Xây dựng TP HCM có tặng tranh và tiền thưởng cho ông về sự sáng tạo bộ cờ này. Cờ tổ ong, ngoài việc dùng để đánh cờ còn có thể chơi thêm hai trò chơi khác nữa là trò chơi sắp chữ và trò chơi tiến quân. Hai trò chơi này đều có luật chơi riêng.

 
14 sangche1505 2 - Kiến trúc sư Nguyễn Tài My
Bộ cờ tổ ong và bản hướng dẫn luật chơi cờ tổ ong.

Luật của trò chơi sắp chữ cơ bản như sau: Mỗi bên luân phiên đi một quân, một lần đi nếu ráp với quân của đối phương theo trục thẳng hoặc trục chéo thành một từ tiếng Việt đọc được (có thể thêm dấu cho từ đó) thì được tính điểm. Nhưng nước đi đầu tiên của mỗi bên không được tính điểm. Và những quân vừa được tính điểm đó không được đi lượt tiếp theo. Cách tính điểm như sau: Nếu các quân đó ghép lại thành một từ có 2 chữ thì được một điểm, ví dụ: IM, MA…; 3 chữ cái thì được 3 điểm; 4 chữ cái thì được 4 điểm…

Luật của trò chơi tiến quân, như sau: Cách sắp xếp và di chuyển cũng tương tự như luật chơi của cờ tổ ong. Mỗi ván cờ gồm 3 giai đoạn: ra quân, tiến quân, cờ tàn. Mỗi bên luân phiên đi một quân, bên nào đi hết 13 quân ra hết lãnh thổ trước là thắng. Lãnh thổ của mỗi bên gồm 28 ô, còn 5 ô chung theo hàng chéo ngắt đoạn ở giữa (ô 7C, 4D, 5E, 4F, 3G) dành cho mỗi bên chiếm ngụ, coi như đã ra khỏi lãnh thổ. Mỗi quân đều có thể đi ngang nhiều lần nhưng phải đi về phía trước, không được đi ngang cù cưa quá 3 lần. Các quân được đi ngang là M,I,N,E. Bên nào còn 2 quân trước là thắng.

Tâm sự về lý do mình sáng tạo ra bộ cờ này, KTS Nguyễn Tài My nói: “Trên thế giới có ba bộ cờ nổi tiếng là cờ vua gốc của Ấn Độ, cờ tướng và cờ gô (cờ vây) đều có gốc từ Trung Quốc, (cờ vây cũng phổ biến ở Nhật Bản rất sớm nên nhiều người lầm tưởng là cờ vây của Nhật Bản sáng tạo ra-NV). Đam mê và nghiên cứu về cờ, tôi muốn tạo ra một bộ cờ của riêng Việt Nam. Tôi hy vọng bộ cờ này sẽ đại diện cho Việt Nam để góp mặt cùng những bộ cờ nổi tiếng kia. Tôi tạo ra bộ cờ này là để giúp người chơi luyện trí thông qua đấu trí là chơi cờ. Triết lý mà tôi muốn gửi gắm trong bộ cờ này là mong người chơi hãy tập tư duy và có cái nhìn tổng thể, bao quát đại cục. Bộ cờ này có 12 hướng, hãy nhìn 12 hướng, đừng tư duy và nhìn sự vật chi tiết quá mà phải nhìn chỉnh thể, nhìn ở tầm chiến lược, thì mới thành công”.

Có một chuyện khá thú vị xung quanh bộ cờ này. Nguyễn Tài My kể: “Khi tôi đưa bộ cờ lên Trường đại học Bách Khoa TP HCM chơi với anh em, nhiều người khen bộ cờ. Và khi nghe tôi kể về sự ra đời của bộ cờ, họ nói với tôi là anh nên nói mình lấy cảm hứng bộ cờ này từ hình ảnh tổ ong, đừng nói là nghĩ ra ý tưởng khi gọt trái thơm, vì nghe vậy không hay. Nhiều người khác cũng khuyên tôi như vậy. Nhưng tôi nói là không thể như thế được, vì nó không đúng sự thật, dù tôi cũng biết là nói như họ thì hay hơn hay không. Nhưng cái khoảnh khắc tôi gọt trái thơm mà nảy sinh ý tưởng chế tạo bàn cờ đó là khoảnh khắc sáng tạo đột khởi, trời cho, không thể phủ nhận được… nên ai hỏi về lai lịch bộ cờ, tôi đều kể như thế. Mình phải tôn trọng sự thật và sự khách quan”.

Dù đã ra đời hơn 20 năm, nhưng bộ cờ này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và chưa được đăng ký bản quyền hay cơ quan chức năng thẩm định. Lý do theo ông Nguyễn Tài My là không thể thành lập hội đồng để chấm về bộ cờ. Dù bộ cờ có được sản xuất sau đó và có bán ra thị trường, nhưng vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Mong ước của KTS Nguyễn Tài My là có ai đó lo kinh phí để quảng bá và ứng dụng bộ cờ này rộng rãi ra bên ngoài.

 

4.7/5 - (3 bình chọn)
author-avatar

Kiến trúc sư Phan Đình Kha

Kiến trúc sư Phan Đình Kha với 15 năm kinh nghiệm, hơn 1000 công trình, đoạt giải nhất kiến trúc quốc gia 2010 (Công trình: Nhà ga hành khách cảng hàng không Liên Khương, giải nhất Kiến trúc quốc gia 2010. Nhóm thiết kế: KTS Lưu Hướng Dương, KTS Trần Trung Vương, KTS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, KTS Phan Đình Kha). Các thiết kế của anh như Cảng hàng không Liên Khương – Đà Lạt, Bệnh viện Phú Mỹ (TP.HCM), khách sạn 4 sao Phú Mỹ – Sóc Trăng. Nhà hàng Miss Sài Gòn. Homestay Đà Lạt của vợ chồng danh hài Trường Giang – Nhã Phương.
Tham khảo:
- https://ashui.com/mag/chuyenmuc/kien-truc/4493-nha-ga-hang-khong-lien-khuong-mau-tuong-tuong.html
- https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/cong-bo-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-nam-2010-62481.html
- https://danviet.vn/doc-dao-hai-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-777746293.htm
- https://kienviet.net/2011/03/14/ket-qua-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-2010/
- https://baoxaydung.com.vn/trien-lam-giai-thuong-kien-truc-viet-nam-22261.html