Mục lục
Bài viết tìm hiểu về Kiến trúc độc đáo Dinh Độc Lập – Kiến trúc sư nào thiết kế công trình ấn tượng này. Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống nhất là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin về công trình Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom) là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Vị trí tại Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
Thông tin chung | |
---|---|
Tên cũ | Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Norodom, Dinh Tổng thống, Phủ Đầu Rồng |
Dạng | Dinh Toàn quyền |
Địa điểm | 135 Nam Kỳ khởi nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Tọa độ | 10°46′40″B 106°41′46″Đ |
Xây dựng | |
Khởi công | 1 tháng 7 năm 1962 |
Hoàn thành | 31 tháng 10 năm 1966 |
Diện tích sàn | 120.000 m2 |
Chiều cao | 26m |
Thiết kế | |
Kiến trúc sư | Ngô Viết Thụ ->> https://kientrucsuvietnam.vn/ngo-viet-thu/ |
Kỹ sư xây dựng | Phan Văn Điển |
Tên gọi và lịch sử công trình
Tên chính thức của công trình này cho đến hiện nay vẫn là Dinh Độc Lập nhưng vẫn có một số cách gọi nhầm lẫn giữa Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất và Dinh Thống Nhất.
Dinh Độc Lập là tên của một dinh thự (một tòa nhà) được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng từ trước năm 1975 với mục đích làm nơi ở và làm việc của Tổng thống (Phủ Tổng thống) trên nền Dinh Norodom (Phủ Toàn Quyền) cũ. Trong đại chúng thời Việt Nam Cộng hòa, Dinh này cũng còn được gọi là Dinh Tổng thống hoặc Phủ đầu rồng.
Hội trường Thống Nhất là tên của cơ quan (tổ chức) quản lý Dinh Độc Lập ngày nay, được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-VPCP ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Dinh Thống Nhất là một cách gọi sai, vì nhầm lẫn giữa hai thực thể: Dinh Độc Lập (tòa nhà) và Hội trường Thống Nhất (cơ quan quản lý tòa nhà đó). Có thể vì người ta cho rằng sau năm 1975, Dinh Độc Lập đã đổi sang tên mới là Dinh Thống Nhất, nhưng thực tế không tồn tại một văn bản chính thức nào của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc đổi tên này cả.
Kiến trúc của công trình Dinh Độc Lập
Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,… chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang…
Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.
Kiến trúc sư thiết kế công trình Dinh Độc Lập
Ngô Viết Thụ (1926–2000), là một kiến trúc sư nổi tiếng người Việt Nam. Ông là tác giả nhiều công trình kiến trúc hiện đại như Nhà thờ Phủ Cam, Dinh Độc Lập.
Ông am hiểu sâu sắc về phong thủy, kín đáo vận dụng khéo léo hiểu biết trong mỗi tác phẩm kiến trúc của mình, chỉ ai có kiến thức trong lĩnh vực này mới nhận ra. Đối với ông vận dụng phong thuỷ trong kiến trúc là để chiêm nghiệm xem thực hư ra sao, vì nó là lĩnh vực không dễ dàng nói bằng lời.
Ngô Viết Thụ sinh ra ở Thừa Thiên Huế, ông có một tuổi thơ nhọc nhằn, túng thiếu, ở với ông ngoại và may mắn được ông kèm cặp chữ Hán. Năm 1948, học xong Trường Cao đẳng kỹ thuật Đà Lạt, được gia đình vợ giúp sang du học ở Pháp. Năm 1950, Ngô Viết Thụ thi đậu vào Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. 5 năm sau ông bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư xuất sắc D.P.L.G, được hưởng suất học bổng ba năm nghiên cứu và sáng tác tại khu biệt thự Madicis của Viện Hàn lâm Pháp tại La Mã. Tại đây, ông đã dự thi thiết kế công trình Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải có sức chứa 40 ngàn tín đồ. Đồ án được lọt vào vòng trong, bao gồm 10 tác phẩm xuất sắc nhất. Vòng cuối, tác phẩm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoạt Giải thưởng Lớn Roma về kiến trúc (Premier Grand Prix de Roma).
Dinh Độc Lập – Công trình biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh
Mặt tiền…
…và một phía thân chữ T
Đây là công trình đầu tay của ông khi vừa tốt nghiệp ở phương Tây trở về, tuy nhiên, nhìn tổng thể, ông không cứng nhắc theo phong cách kiến trúc hiện đại phương Tây mà có sự kết hợp nhuần nhuyễn với kiến trúc Á Đông, đặc biệt là kiến trúc truyền thống Việt Nam. Kiến trúc Định dạng hình chữ T, là một trong bộ ba kết hợp thành tên của KTS- THU bao gồm Dinh Độc Lập- Chợ Đà Lạt- Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
Bức rèm hoa đá đặc sắc
Dinh Độc Lập – nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử TPHCM

Dinh Độc Lập tọa lạc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1, TPHCM). Đây là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia đặc biệt, là điểm đến thường xuyên của du khách trong và ngoài nước. Dinh Độc Lập có diện tích xây dựng 4.500m2 nằm trong khuôn viên 12ha phủ xanh bởi cây cối, tòa nhà cao 26m gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng.

Sân thượng được thiết kế chuyên dụng dùng làm bãi đáp cho máy bay trực thăng của Tổng thống và các lãnh đạo cấp cao chính quyền Việt Nam cộng hòa (VNCH) trước năm 1975.
Trên sân thượng vẫn còn một chiếc trực thăng UH1. Đây là loại máy bay chiến đấu do hãng Bell (Mỹ) chế tạo, trang bị cho Mỹ năm 1959 và sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962. Hai khoanh tròn đỏ cũng như mảnh bom còn sót lại ghi nhớ vụ ném bom ngày 8/4/1975 của phi công Nguyễn Thành Trung.

Hiện trạng cổng chính và cổng phụ Dinh Độc Lập được phục chế lại. Trước đó vào lúc 11h ngày 30/4/1975, xe tăng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã húc đổ cả hai cổng này.
Sau đó, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận, đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203, quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi xe và cắm lá cờ trên nóc Dinh Độc Lập. Đây là sự kiện đánh dấu giờ phút thiêng liêng của dân tộc, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Dinh Độc Lập được đưa vào sử dụng chính thức từ năm 1966, là nơi ở và làm việc của nhiều lãnh đạo cấp cao chính quyền VNCH như các đời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, Tổng thống Dương Văn Minh…
Từ nhiều năm nay, Dinh Độc Lập mở cửa đón người dân và du khách vào tham quan, tìm hiểu lịch sử liên quan.

Dinh có hơn 100 căn phòng được trang trí tỉ mỉ. Một số căn phòng đặc biệt có thể kể đến như: Phòng trình quốc thư, phòng làm việc của Phó tổng thống, phòng ngủ của Tổng thống và Phó tổng thống, phòng giải trí, phòng xem phim…

Phòng và bàn làm việc của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu là nơi thu hút khách tham quan nhất Dinh Độc Lập.
“Nơi đây thường đông đúc vào dịp lễ 30/4, 1/5 hoặc những ngày lễ, Tết. Từ đầu năm 2022 đến nay, Dinh chủ yếu đón khách trong nước, du khách nước ngoài khá ít”, chị Minh, hướng dẫn viên tại Dinh Độc Lập cho biết.

Phòng trình quốc thư được trang trí đẹp mắt. Đây là phòng để Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp đại sứ các nước đến trình ủy nhiệm thư. Nội thất do họa sĩ Nguyễn Văn Minh thực hiện theo phong cách Nhật Bản. Điểm nhấn là bức tranh sơn mài với tên gọi “Bình Ngô đại cáo” được ghép thành từ 40 mảng tranh, miêu tả cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam thế kỷ 15.



Du khách tham quan phòng làm việc, phòng ngủ của Phó tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ.

Phòng xem phim (hoặc xem hát) của lãnh đạo cấp cao chế độ VNCH.

Nhóm du khách Hà Nội tham quan khu hầm bí mật của Tổng thống VNCH. Hầm dài 72,5m, rộng từ 0,8 đến 22,5m. Các phòng trong hầm được liên kết bằng những lối nhỏ, đúc bê tông, tường bọc thép dày 5mm có thể chịu được bom 500kg. Đây là nơi ở và làm việc của Tổng thống VNCH khi bị Quân đội nhân dân Việt Nam công kích.

Đài phát thanh dự phòng trong tầng hầm có thể hoạt động độc lập khi các đài phát thanh mặt đất bị hư hỏng. Đây từng là nơi để chính quyền VNCH truyền tin tới Mỹ và các nước đồng minh trong những tình huống khẩn cấp.

Xe Mercedes Benz 200 W110 của Đức được sản xuất vào thập kỷ 1960 là một trong những chiếc xe mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã sử dụng. Đây là “chiến lợi phẩm” của Trung đoàn 48, Sư đoàn 390, Quân đoàn 1 quân Giải phóng đi đánh vào căn cứ Bộ tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa lúc 9h10 ngày 30/4/1975.

Giờ học ngoại khóa của nhóm học sinh TPHCM tại Nhà trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966”. Ngôi nhà được xây dựng từ thời Pháp, nằm trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập hiện hữu.

Nhà trưng bày có hơn 800 tư liệu giấy và hình ảnh được trưng bày với nhiều chủ đề như: Đời sống Sài Gòn thời Pháp thuộc, cuộc chiến giành quyền lực ở Sài Gòn, gia đình trị của các tổng thống VNCH, vụ ném bom đảo chính tại Dinh Tổng thống VNCH năm 1962…

“Câu chuyện Việt Nam trong chiến tranh được lưu giữ và trưng bày thật ấn tượng. Nhiều năm sau chiến tranh, tôi thấy TPHCM ngày càng phát triển và tươi đẹp hơn. Chúc mừng các bạn”, một du khách Mỹ nói.

“Sau khi đã tham quan Dinh Độc Lập, Nhà trưng bày ‘Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966’ là điểm dừng chân cuối cùng của em trước khi ra về. Tư liệu lịch sử ở đây rất phong phú và bổ ích, có ý nghĩa giáo dục lớn đối với những người trẻ như chúng em”, Duy Hiếu (TPHCM) nói.

Hai chiếc xe tăng số hiệu 390 và 843 của đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203, quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 được trưng bày (phiên bản phụ) trong khuôn viên Dinh Độc Lập.

“Trước đây tôi chỉ thấy hình ảnh Dinh Độc Lập trên báo, đài và tivi. Hôm nay được tận mắt chứng kiến, tôi rất xúc động và tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc ta”, ông Hoàng, du khách Hà Nội chia sẻ.



Tuyến đường Lê Duẩn dẫn vào Dinh Độc Lập được treo pano, khẩu hiệu mừng Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Khoảng một tuần nay, lượng khách tham quan Dinh Độc Lập mỗi ngày tăng gần gấp đôi so với tuần trước. Du khách thường đi theo nhóm, đến từ hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước.