Tứ hành xung tuổi thân gồm những tuổi nào ? Ý nghĩa của nhóm tứ hành xung tuổi thân. Cách hoá giải nhóm tứ hành xung tuổi thân. Thân là một trong số 12 chi của Địa chi, thông thường được coi là địa chi thứ chín. Đứng trước nó là Mùi, đứng sau nó là Dậu. Tháng Thân trong nông lịch là tháng bảy âm lịch. Về thời gian thì giờ Thân tương ứng với khoảng thời gian từ 15:00 tới 17:00 trong 24 giờ mỗi ngày.
Xem thêm các hành trong ngũ hành tương sinh:
Tuổi Thân (Địa chi) theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiên can | ||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
| ||||||||||||||||||
Địa chi | ||||||||||||||||||
|
Thân là một trong số 12 chi của Địa chi, thông thường được coi là địa chi thứ chín. Đứng trước nó là Mùi, đứng sau nó là Dậu.
Tháng Thân trong nông lịch là tháng bảy âm lịch. Về thời gian thì giờ Thân tương ứng với khoảng thời gian từ 15:00 tới 17:00 trong 24 giờ mỗi ngày. Về phương hướng thì Thân chỉ hướng tây tây nam. Theo Ngũ hành thì Thân tương ứng với Kim, theo thuyết Âm-Dương thì Thân là Dương.
Thân mang ý nghĩa là ốm đau rên rỉ, chỉ trạng thái quả cây ngưng đọng không phát triển được nữa trong khoảng thời gian này tại các vĩ độ ôn đới thấp và nhiệt đới (khoảng đầu mùa thu theo quan điểm của người Á Đông).
Để tiện ghi nhớ hoặc là do sự giao thoa văn hóa nên mỗi địa chi được ghép với một trong 12 con giáp. Thân tương ứng với khỉ.
Trong lịch Gregory, năm Thân là năm mà chia hết cho 12..
Các can chi Thân
Giáp Thân
Bính Thân
Mậu Thân
Canh Thân
Nhâm Thân
Tứ hành xung là gì ?
Người xưa lấy các con vật gần gũi với cuộc sống nhà nông để lập ra 12 con giáp, rồi dựa trên tập quán sinh hoạt của nó để đặt ra địa chi. Ví dụ như chuột thường phá vào ban đêm thì đặt giờ Tý, gà hoạt động giờ Ngọ… rồi từ đó đặt lần lượt thành 12 năm.
Trong Tứ hành xung, các con vật khắc nhau, hay ăn thịt nhau thường được cho vào một nhóm. Những người trong cùng Tứ hành xung thường hay có tính cách nổi bật khác nhau, khắc khẩu hay khó cùng sở thích.
– Nhóm thứ nhất: Dần – Thân – Tỵ – Hợi
Trong bốn con giáp, Dần ứng với hành Mộc; Thân ứng với hành Kim, Hợi ứng với hành Thủy và Tị ứng với hành Hỏa. Theo ngũ hành thì Dần khắc chế Thân. Tỵ khắc chế Hợi.
– Nhóm thứ hai: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
Trong nhóm, Thìn khắc chế và kị Tuất. Sửu khắc chế Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu, Mùi. Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi.
– Nhóm thứ ba: Tý – Ngọ – Mão – Dậu
Mão ứng với hành Mộc, Dậu ứng với hành Kim, Tý ứng với hành Thủy, Ngọ ứng với hành Hỏa. Vậy nên, kết hợp với ngũ hành thì Tý và Ngọ khắc kị, Mão và Dậu chống đối nhau mạnh. Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chứ không khắc mạnh. Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế.
Nhóm tứ hành xung tuổi thân gồm: * Dần – Thân – Tỵ – Hợi
Mỗi cụm tứ xung , nếu xét kỹ sẽ thấy:
1 – Tý và Ngọ khắc kị , chống đôi nhau mạnh. Còn Mẹo và Dậu cũng vậy. Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chớ không khắc mạnh. Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế.
2 – Thìn khắc chế và kị Tuất. Sửu khắc chế Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu, Mùi. Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi.
3 – Dần khắc chế Thân. Tỵ khắc chế Hợi. Dần xung với Hợi . Thân cũng vậy .
Ngoài ra lưu ý Tứ hành xung lục hại (tuổi khắc):
1 – Mùi – Tý gặp nhau lắm tai họa
2 – Ngọ – Sửu đối sợ không may
3 – Tỵ – Dần tương hội thêm đau đớn
4 – Thân – Hợi xuyên nhau thật đắng cay
5 – Mão – Thìn gặp nhau càng khổ não
6 – Dậu – Tuất nọ trông lắm bi ai
Thuyết âm dương ngũ hành
Âm dương:
Âm dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà thuộc tính của mọi hiên tượng mọi sự vật, trong toàn thể vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.
Âm dương là hai mặt đối lập: Mâu thuẫn – Thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, cùng triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm, ngược lại trong âm có mầm mống của dương. Trong tất cả các yếu tố không gian, thời gian, vật chất ý thức đều có âm dương. Âm dương không những thể hiện trong thế giới hữu hình kể cả vi mô và vĩ mô mà còn thể hiện cả trong thế giới vô hình, hay gọi là thế giới tâm linh như tư duy, cảm giác, tâm hồn …từ hiện tượng đến bản thể..
Ngũ hành:
Có 5 hành: Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ). Theo quan niệm cổ xưa thì mọi vật chất trong vũ trụ đầu tiên do 5 hành đó tạo nên.
Ngũ hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau. Để bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ chúng tôi xin trình bày luật tương sinh, tương khắc dưới dạng mấy câu ca dao sau:
Ngũ hành sinh:
Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên:
Nhờ nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh mộc- màu xanh)
Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh hoả- màu đỏ)
Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh thổ: Màu vàng)
Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)
Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh thuỷ- màu đen)
Ngũ hành tương khắc:
Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)
Đất đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)
Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)
Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)
Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).
Ngũ hành chế hoá:
Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.
Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc
Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả
Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ
Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim
Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ
Nếu có hiên tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.
>> Tham khảo thêm bài viết: Dần Thân Tỵ Hợi tứ hành xung và cách hoá giải
Người tuổi thân nổi tiếng
1. Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở thôn Chi Ngại, phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.
2. Phan Châu Trinh (còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
3. Phạm Hồng Thái. Phạm Hồng Thái (1896 – 1924) là một nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924. Sau khi viết bảng cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp đến nhân dân toàn thế giới, Phạm Hồng Thái giả dạng ký giả vào Khách sạn Victoria tại tô giới Sa Diện ở Quảng Châu để ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Henri Merlin.
4. Hồ Tùng Mậu (1896-1951) là một nhà hoạt động cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông từng là Đảng viên của cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, thành viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Thanh tra Ban Thanh tra Chính phủ.
5. Ngô Gia Tự là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ Cộng sản lỗi lạc của Đảng, người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh. Ngô Gia Tự một tấm gương, một hình mẫu về tài năng, khí phách của một người cách mạng yêu nước, yêu dân tộc, kiên cường, bất khuất, một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Ngô Gia Tự là người có công đầu trong việc sáng lập và thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên- Tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Nguyễn Đức Cảnh (2 tháng 2 năm 1908 – 31 tháng 7 năm 1932) là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam. Ông là Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng và là Tổng biên tập đầu tiên của báo Lao Động.
7. Tiến Sỹ Nguyễn Văn Huyên. Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) là một Giáo sư, tiến sỹ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Ông cũng là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất với 28 năm, 350 ngày.
8. Nhà thơ Chế Lan Viên. Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
CTV Vũ Đức Huân/VOV.VN(Tổng hợp)
>> Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Tìm hiểu tứ hành xung là gì ? Ý nghĩa và cách hoá giải phong thuỷ
Ứng dụng việc xác định tứ hành xung trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng
Trong đời sống, các yếu tố như: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đang được ứng dụng rất nhiều. Các yếu tố này trong môi trường tự nhiên được gọi chung là ngũ hành. Vậy ngũ hành là gì, ngũ hành tương sinh là gì? Ngũ hành tương sinh tương khắc là gì? Nguồn gốc và ứng dụng của các yếu tố này trong đời sống và đặc biệt là trong xây dựng nhà cửa như thế nào?
Học thuyết ngũ hành được sử dụng phổ biến trong đời sống, y học cổ truyền, cây trồng, màu sắc, xây dựng kiến trúc,…. Đặc biệt, trong bài viết này giới thiệu ứng dụng của ngũ hành tương sinh trong xây dựng nhà cửa, đặc biệt là trong xác định phong thủy nhà ở.
Việc xác các cặp tứ hành xung giúp bạn tránh được những tuổi không hợp để mượn tuổi làm nhà. Người Việt khi xây nhà rất trú trọng tới phong thuỷ, ngoài hướng nhà, thì tuổi làm nhà cũng được quan tâm. Những người tuổi trong các cặp tứ hành xung như dần thân tỵ hợi thì nên tránh.
Việc xem tuổi làm nhà được nhiều người quan tâm và xem xét, xây nhà vào năm đẹp hợp với gia chủ sẽ mang lại nhiều may mắn, công việc thuận buồm xuôi gió. Dưới đây là những tuổi làm nhà năm Nhâm Dần 2022 tốt nhất.
Để tránh những xui xẻo xảy đến với gia đình, trong năm 2022 hãy mượn tuổi của những người không phạm phải 3 hạn trên tương ứng với các năm sau đây: 1998 (Mậu Dần), 1989 (Kỷ Tỵ), 1983 (Quý Hợi), 1974 (Giáp Dần), 1971 (Tân Hợi), 1965 (Ất Tỵ), 1962 (Nhâm Dần), 1955 (Ất Mùi).
>> Tham khảo thêm bài viết: Thiết kế nhà đẹp