Việt Architect Group là đơn vị tiên phong ứng dụng thiết kế nhà theo phong thủy một cách triệt để trong các bản vẽ thiết kế, Với những khách hàng quan tâm phong thuỷ, các thiết kế của chúng tôi luôn đảm bảo sự chính xác và nhất quán, chúng tôi có đội ngũ kiến trúc sư được đào tạo bài bản và đầu tư nghiên cứu kiến thức phong thủy.
Phong thủy trong nhà cần quan tâm các yếu tố sau:
Lựa chọn đất xây nhà hợp tuổi, Hướng nhà hợp tuổi, hướng cửa, bếp nấu, bàn thờ, giường ngủ ở các hướng tốt ( Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức , Phục Vị).
1. Những lưu ý khi thiết kế nhà theo phong thủy
Trong ngôi nhà luôn có một cửa chính gọi là Đại môn. Các cửa khác chỉ là cửa phụ. Nhà có đón được nhiều sinh khí hay không phụ thuộc vào vị trí, hướng, kích thước cửa chính. Các cửa phòng, cửa hậu có nhiệm vụ điều tiết các nguồn năng lượng trong ngôi nhà. Dưới đây là một số nguyên tắc phong thủy cơ bản khi bố trí Đại môn và hệ thống cửa trong nhà.
2. Kích thước, tỷ lệ, kiểu dáng phải hợp lý
Hiện nay, khi thiết kế cửa, nhiều người thường dựa vào những số đo đẹp theo thước Lỗ Ban. Điều này là cần thiết, tuy nhiên, cần lưu ý sao cho kích thước cửa phải phù hợp với quy mô, diện tích, kiểu dáng của ngôi nhà. Nguyên tắc chung là nhà nhỏ thì không nên làm cửa quá lớn và ngược lại. Đó là sự bất cân xứng, không hài hòa. Đồng thời, cửa cũng chính là bộ mặt của ngôi nhà, do đó cửa không nên dùng cửa đã quá cũ, sơn bị bong tróc và xấu xí, ảnh hưởng tới bộ mặt chung của ngôi nhà. Cửa phải có tỷ lệ và kích thước hợp lý
3. Không nên thiết kế các cửa thẳng hàng
Tình trạng 2 hoặc 3 cửa thẳng hàng nhau trong phong thủy gọi là “cửa đối môn”. Theo bộ môn vật lý kiến trúc nghiên cứu về sự vận động của gió trong nhà, nếu các cửa thẳng hàng nhau sẽ tạo ra các luồng gió xuyên phòng và khiến cho căn phòng kém thông thoáng, vi khuẩn yếm khí phát sinh. Còn theo phong thủy, nếu đặt cửa trước và cửa hậu đối diện trực tiếp với nhau thì khí đi vào nhà sẽ lập tức thoát ra mà không có sự luân chuyển, tạo nên mất cân bằng âm dương (vì vùng di chuyển dương nằm về một phía trong khi phần còn lại thuần âm). Trong trường hợp các cửa bị thẳng hàng, có thể khắc phục bằng cách để một chậu cây cao hay thiết kế tấm chắn giữa hai cửa để ngăn không cho khí đi theo đường thẳng thoát ra ngay khi vừa vào nhà.
4. “Tam bất kiến” trong thiết kế nhà theo phong thủy
Tam bất kiến là thuật ngữ chỉ ba điều đại kỵ trong phong thủy khi mở cửa bước vào nhà, gồm:
Khai môn kiến táo: Sách Dương trạch tam yếu có viết: “khai môn kiến táo, tiền tài đa hao”, tức là khi mở cửa mà nhìn ngay thấy bếp thì sẽ không có lợi về mặt tiền bạc.
Khai môn kiến xí: Vừa mở cửa ra đã nhìn thấy ngay nhà vệ sinh thì luồng năng lượng tốt dẫn vào nhà sẽ bị ô nhiễm, dòng năng lượng này là sự khởi đầu để dẫn vào nhà, đầu nguồn không tốt, thì các không gian khác sẽ không cát lành.
Khai môn kiến kính: Đặt gương trước cửa (chỉ là gương soi, không phải là các loại gương cầu và gương bát quái) là một việc làm không hợp lý theo phong thủy, vì nó có thể phản xạ các luồng năng lượng, khiến các dòng năng lượng khó khăn để đi vào nhà.
Tham khảo thêm: Hướng cửa , Hướng cổng , Hướng nhà, đất , Hướng bàn thờ , Hướng bàn làm việc , Hướng kê giường
Không nên thiết kế nhiều cửa thẳng hàng: Những lỗi phong thủy chủ nhà hay phạm phải
Xà ngang chạy qua phòng khách sẽ tạo sát khí từ trên xuống. Phòng ngủ tối và nhỏ sẽ làm ly tán tình cảm vợ chồng.
Hiện nay, các gia đình xây dựng và thiết kế nội thất dựa trên công năng tiện sinh hoạt và yếu tố thẩm mỹ mà chưa chú trọng đến phong thủy, trong khi đây là một yếu tố quan trọng để tăng chất lượng cuộc sống. Do không chú ý, nhiều ngôi nhà đang bị sai phạm phong thủy từ cửa ra vào, phòng khách, cho tới nhà bếp, phòng ngủ.
Thứ nhất, phòng khách là không gian sinh hoạt chính của cả gia đình. Đây là khu vực cần tụ dương khí nên có những yêu cầu cơ bản như nên bố trí ở tầng một hoặc nửa trước căn nhà, không gian sáng sủa, lối đi thông thoáng, hạn chế ngóc ngách. Thực tế khảo sát nhiều căn nhà cho thấy một số lỗi hay phạm cơ bản là xà ngang chạy qua phòng khách, tạo ra sát khí xấu từ trên xuống, trần thấp gây cảm giác bức bối, chật chội, không phát triển.
Đầu giường dựa cửa sẽ không tốt cho sức khỏe. Ảnh: M.L.
Thứ hai, phòng ngủ liên quan đến tình cảm vợ chồng là khu vực nên độc lập, riêng tư, đồng thời có cảm giác yên tĩnh, ấm cúng. Phòng ngủ là nơi cần tụ khí dương, nhưng nhiều người không hiểu cho rằng yên tĩnh là âm, nên cố tìm cách thiết kế sao cho thật tối và bé lại. Đây là sai lầm cơ bản nhất trong các phòng ngủ. Gam màu tối, ảm đạm sẽ gây u uất, trầm cảm, bất lợi cho cuộc sống vợ chồng.
Một sai phạm phổ biến khác là không chú ý đến vị trí hay hướng đặt giường. Không ít nhà vì tiện cho người cao tuổi mà để giường ông bà ở tầng một, giường của con cháu ở tầng trên, vệ sinh tầng trên thì đặt ngay trên giường bố mẹ mình. Bố trí này sẽ làm người tầng dưới dễ đau yếu, bệnh tật.
Đầu giường cũng phải có chỗ dựa nhưng không nên dựa vào bếp, nhà vệ sinh vì đó là nơi trường khí thấp, không ổn định, dễ gây đau đầu, mệt mỏi, trầm cảm, mất ngủ, hay ngủ mê… Đầu giường tránh dựa vào cửa, hay quay ra cửa. Người xưa từng nói “Người sống quay ra, làm ma quay vào”, tức người sống nằm trên giường phải quay chân ra cửa mới dễ hấp thụ dương khí, đồng thời có thể biết được những ai đi vào, chủ động hơn, tránh bị bất ngờ, giật mình; còn “làm ma quay vào” nghĩa là bàn thờ phải quay vào trong, nếu bàn thờ quay ra, khí chạy vào sẽ gây động, người đứng khấn cũng bất an.
Thứ ba, cổng, cửa chính, cửa sổ, nơi lấy sáng… là nơi đón khí chính vào trong nhà, cũng được ví với nơi đón tài lộc, do đó cần thông thoáng, sạch sẽ. Kích thước và số lượng phải hài hòa với tổng thể căn nhà.
Các sai phạm thường gặp như: Cửa chính đối diện cửa sau làm không tụ khí, trong phong thủy được coi như không tụ tài lộc, dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cửa đón khí đối diện cửa nhà vệ sinh thì khí đối kháng nhau tác động xấu đến sức khỏe. Cửa đón khí đối diện cửa bếp hay cầu thang, trong phong thủy coi đây là những nơi nạp tài khí sẽ thất thoát tài khí, mất của cải.
Thứ tư, bếp là nơi liên quan đến sức khỏe, tình cảm, tài lộc nên cần có không gian thoáng, xa phòng ngủ, xa cửa chính. Các sai phạm thường gặp như: Đối diện nước (chậu rửa, tủ lạnh, nhà vệ sinh) thì nước – lửa tương xung gây bất hòa, sức khỏe kém. Bếp hướng ra cửa, đối xung khí làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tài lộc. Bếp đặt giữa nhà, nơi phòng kín sẽ không thoát khí, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không ít căn hộ chung cư thiết kế bếp giữa nhà, lại dựa ngay vào WC, làm trường khí bất ổn, thủy – hỏa tương xung, không có lợi cho các thành viên trong gia đình.
Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu.Xem thêm:
– Tuổi 1983 : >> http://goo.gl/PK6TKv
– Tuổi 1988: >>http://goo.gl/YkVBLV
– Tuổi 1977: >>http://goo.gl/xGhsXi
– Tuổi 1971: >>http://goo.gl/t4HijP
– Tuổi 1962: >>http://goo.gl/wQMgTJ
– Tuổi 1955: >>http://goo.gl/jQ7hy4
– Tuổi 1959: >>http://goo.gl/uCFFYP
Xem thêm các bài tư vấn của chuyên gia Phong Thủy:
Tham khảo một số các công trình hạng mục chúng tôi thực hiện:
Dự án thiết kế nhà 1 tầng ( biệt thự mini) Anh Tuấn – Lai Châu, diện tích thiết kế 240m2, 3 phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng khách, vệ sinh và khuôn viên vườn. Ngôi nhà thiết kế đúng phong thủy, theo chia sẻ anh sau khi đưa vào hoạt động công việc kinh doanh anh rất tốt.
Hướng nhà đẹp, có 4 tiêu chí sau đây để đánh giá tốt xấu cho phương hướng nhà:
Tốt xấu theo khí hậu, Tốt xấu theo hướng mệnh trạch, Tốt xấu theo phong vị, Tốt xấu theo hướng giao tiếp.
1. Tốt xấu theo hướng khí hậu:Ví dụ như hướng nam và lân cận nam (đông nam và tây nam) là những hướng tốt đối với điều kiện khí hậu Việt Nam, bởi đón được gió mát và nguồn ánh sáng ổn định, không khí ấm áp.Trong khi đó, các hướng tây, tây bắc thì gặp nắng gắt vào buổi chiều; hướng đông thì chói vào buổi sáng và chịu thêm gió lạnh từ hướng đông bắc.Hướng bắc nằm giữa hai hướng tây bắc (nắng chiều) và đông bắc (gió lạnh) nên cũng không tốt lắm.Bởi thế, “làm nhà hướng nam” là một trong những kinh nghiệm xây dựng dân gian để đón được gió mát, tránh được gió lạnh.
2. Tốt xấu theo hướng mệnh trạch:Có thể tham khảo các sách về Dịch học và văn hóa truyền thống phương Đông để dễ dàng tìm ta cung mệnh của mỗi người tương ứng với các phương hướng cát hung.Dịch học phương Đông quy định có 8 mệnh cung tương ứng với 8 hướng trong tự nhiên theo 8 quẻ của bát quái, phân thành hai nhóm là nhóm đông tứ mệnh và tây tứ mệnh.Nguyên tắc chung là người theo nhóm Đông tứ mệnh thì ở nhà Đông tứ trạch, người theo nhóm Tây tứ mệnh ở nhà Tây tứ trạch. Khi đi sâu vào từng hướng cụ thể, sẽ có thêm các phân tích ngũ hành sinh khắc để xác định hướng hợp và không hợp.
3. Tốt xấu theo hướng phương vị:Là hướng của một vùng, một vật (hay người) ta xét so với một điểm gốc nào đó.Ví dụ nói “trước mặt thoáng đãng, sau lưng có chỗ dựa, tả long hữu hổ“ là ý nói đến hướng xung quanh của một chủ thể ta xét.Khi chủ thể di chuyển, thay đổi, quay về đâu thì trước sau phải trái thay đổi theo.Cùng một dãy nhà (tức là nhìn ra cùng một hướng) và cùng buôn bán giống nhau, nhưng có nhà thuận lợi có nhà khó khăn là vì mỗi nhà bên trong và bên ngoài, trước sau phải trái có phương vị khác nhau.
4. Tốt xấu theo hướng giao tiếp:Ngoài việc ứng phó với môi trường thiên nhiên, con người cũng phải ứng xử với môi trường xã hội. Vì thế, nhà cần quay mặt (hoặc cửa, lối vào một không gian nào đó) ra những vị trí thuận lợi cho việc giao tiếp.Cha ông ta dạy nhất cận thị – nhị cận giang – tam cận lộ là nói lên những lợi điểm khi mua đất cất nhà, từ xưa đến nay vẫn không khác nhau bao nhiêu khi xét giá trị một bất động sản.Như vậy, khi xem xét một ngôi nhà có hợp hướng hay không, ta phải xem xét trên cơ sở phân tích và tổng hợp cả bốn loại hướng, chứ không đơn giản là “nghe thầy nói hợp hướng đông bắc“ thì cố tìm bằng được nhà hướng đông bắc, xem nhẹ các yếu tố khí hậu, giao tiếp và phương vị.Cần phân tích trước tiên xem bốn loại hướng trên tốt xấu bao nhiêu phần, khả năng khắc phục nhiều hay ít, có ảnh hưởng gì đến môi trường, con người, kết cấu xây dựng hay không.
Việc chọn tuổi đẹp làm nhà cần theo các nguyên tắc về tuổi xây nhà, bạn nên tránh được cả ba hạn lớn là Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu.
Việc kiêng kỵ khi làm nhà sẽ tránh được những điều không may xảy ra trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, nếu gia chủ không được tuổi thì hoàn toàn có thể mượn tuổi người hợp tuổi để động thổ giúp. Điều này được hiểu là mượn cái may mắn của người mượn tuổi để hóa giải xui xẻo cho mình.
Các bước Việt Architect Group sẽ thực hiện khi khách hàng ký hợp đồng tư vấn thiết kế nhà theo phong thuỷ.
1. Lấy thông tin các thông tin liên quan thiết kế nhà theo phong thủy :
Mệnh cung, hướng tiêu thủy, mạch khí, phân cung, điểm hướng cuộc đất và hướng nhà.
2. Xem và chọn đất cho khách hàng (Nếu khách hàng chưa có đất).
Bao gồm:
– Xem hướng đất
– Cảnh quan môi trường xung quanh
– Vận Huyền không Lạc Việt
– Khí trong phong thuỷ
3. Các bước thiết kế nhà theo phong thủy (thời gian khoảng 5 ngày làm việc).
3.1. Đến hiện trường đo hướng nhà và kích thước mảnh đất (Nếu đã tư vấn chọn đất thì bỏ qua bước này)
3.2. Thiết kế theo Phong thuỷ (Hồ sơ chi tiết đính kèm) gồm (Phối hợp với KTS của gia chủ)
– Sau khi thu thập thông tin, các chuyên gia phong thủy cùng kts sẽ vẽ lại mặt bằng chính xác trên autocad, đổ shop mặt bằng màu.
– Sau khi việc vẽ trên autocad hoàn thành, sẽ áp sơ đồ bát quái và tính toán chi tiết hướng:
+ Hướng nhà chuẩn phong thủy, hướng mở cổng, hướng cửa chính, hướng phong ngủ, bếp, tính toán và xác định các tọa.
+ Kiểm tra kỹ càng các điều kiêng kỵ trong nhà,
– Thiết kế theo Bát trạch
– Thiết kế theo Cấu Trúc Hình Thể
– Thiết kế theo Hình Lý Khí
– Thiết kế theo Huyền Không
– Trấn Yểm
Tức là bố trí cấu trúc bên trong nhà cho phù hợp với tuổi gia chủ, phù hợp với cảnh quan ngoài nhà (gồm vị trí giường ngủ, ban thờ, bàn học, bàn làm việc và các vật dụng trong nhà, cửa…)
(Nếu Quý khách hàng sử dụng gói thiết kế, thì phí này sẽ được tính vào trọng Bộ hồ sơ kiến trúc )
+ Nếu khách hàng trong khu vực nội thành, chúng tôi sẽ cử chuyên gia và kts xuống trực tiếp để khảo sát
+ Nếu khách hàng ở xa, có thể chuyển thông khổ đất, mặt bằng , và hướng chính xác, chúng tôi sẽ tư vấn và gửi hồ sơ chi tiết
Trong khuôn khổ cho phép, chúng tôi xin phép được chia sẻ thông ở mức độ cơ bản nhất, ngoài ra anh có nhu cầu thuê thiết kế nhà, có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số Hotline: 0989 149 805.
Sơ đồ mặt bằng 3D và sơ đồ bát quái áp dụng thiết kế nhà theo phong thủy
Căn nhà là tập hợp không gian kiến trúc phục vụ riêng cho một gia đình, các không gian này phải thoả mãn được đời sống sinh hoạt của gia đình. Đảm bảo các chức năng:
– Bảo về và phát triển các thành viên: Đảm bảo chống chọi được mọi khắc nghiệt và ảnh hưởng trực tiếp từ khí hậu, sự bất ổn của môi trường xã hội. Các thành viên tìm thấy sự an toàn, sự thân thương và ấm cúng. Đảm bảo tính độc lập,kín đáo, phải có phòng sinh hoạt vợ chồng và phải có không gian riêng tư cho từng thành viên.
– Tái phục hồi sức lao động: Hiện nay chúng ta bình quân sống ngoài xã hội 40 – 50% quỹ thời gian, và 60% là trong ngôi nhà, và phần lớn thời gian đó là tái phục hồi sức lao động. Như vậy ngôi nhà phải đáp ứng các nhu cầu: Phải ăn uống (bếp, phòng ăn), Phải ngủ, nghỉ (Phòng yên tĩnh , kín đáo… và nơi nghỉ ngơi thư giãn hoạt động riêng tư), Phải vệ sinh cá nhân (tắm rửa, xí tiểu) , Phải tiếp tục hoàn thiện mình (nghiên cứu học tập, bổ sung kiến thức…)
Yêu cầu chung cần đảm bảo thiết kế nhà theo phong thủy hiện nay:
Với điều kiện con người, khí hậu và tập quán sống của Việt Nam bình quân tiêu chuẩn ở khoảng 7m2/người.
Phòng khách: Đây là phòng lớn nhất và đẹp nhất trong căn hộ và thường thể hiện rõ tính cách và sở thích riêng của chủ nhân. Phòng khách thường có diện tích từ 14 – 30m2. < Tham khảo các thiết kế nội thất phòng khách được ưa chuộng hiện nay>
Các phòng khách thường liên hệ trực tiếp với hiên và sảnh. Cửa ra vào thường rộng 1.2m cao 2.2m mở 2 cánh hay 4 cánh nếu là rộng trên 2m.
Phòng ăn: Việc thiết kế phòng ăn có thể kết hợp liền với bếp, hay có thể tổ chức kết hợp với không gian tiếp khách. Nếu là phòng ăn riêng thì vị trí thích hợp là gần bếp, và liên hệ thuận tiện với phòng khách. Diện tích phòng ăn tiêu chuẩn từ 12 – 15m2.< Tham khảo các thiết kế nội thất phòng ăn được ưa chuộng hiện nay>
Phòng ngủ: Hiện nay phòng ngủ trong nhà, căn hộ thường gồm: Phòng ngủ vợ chồng (12-18m2) , phòng ngủ cá nhân (diện tích khoảng 6m2), phòng ngủ tập thể (10 – 12m2). Việc bố trí thiết kế phòng ngủ này phụ thuộc và các yếu tố như: Số nhân khẩu, quan hệ giới tính và lứa tuổi và cấu trúc gia đình. < Tham khảo các thiết kế nội thất phòng ngủ được ưa chuộng hiện nay>
Các thành viên trong gia đình phải có các phòng ngủ riêng độc lập theo nguyên tác:
Nữ trên 13, nam trên 17 phải có giường riêng. Trẻ em trên 7 tuổi phải tách khỏi giường bố mẹ.
Phòng làm việc: Ngày nay nhu cầu cần có một không gian làm việc riêng tư và yên tĩnh là không thể thiếu, vì vậy tuy không phải là một không gian bắt buộc phải có, nhưng hầu hết các chủ đầu tư dù khó khăn vẫn luôn cố gắng bố trí một không gian làm việc riêng. Phòng làm việc kết hợp với không gian đọc sách nghiên cứu, vì vậy cần đảm bảo ánh sáng, yên tĩnh. Tuỳ vào điều kiện mà diện tích của phòng có thể từ 12 – 16m2. Hệ số ánh sáng hợp lý cho phòng làm việc là 1/8 – 1/5. < Tham khảo các thiết kế nội thất phòng làm việc được ưa chuộng hiện nay>
Phòng bếp: Người Việt Nam luôn rất trú trọng tới không gian phòng bếp (nhà bếp). Vị trí bếp thông thường thuận tiện cho việc đi từ chợ về, liên hệ trực tiếp với phòng ăn và phòng khách. Bếp cạnh nhà vệ sinh tiện đường nước và thải nươc bẩn. < Tham khảo các thiết kế nội thất phòng bếp được ưa chuộng hiện nay>
Diện tích của bếp có thể từ 6 – 15m2 tuỳ điều kiện cho phép. Một dây chuyền bếp thông thường: Từ kho ->rửa -> gia công thô -> gia công tinh -> lò nấu -> ăn – > tủ lạnh. Trong bếp thường sẽ có thiết bị như chạn (tủ) bếp, bàn ăn…
Khối WC – Vệ sinh: Chức năng đảm bảo nhu cầu vệ sinh như tắm giặt, đại tiểu tiện, cần tổ chức thích hợp với nhu cầu gia đình. Diện tích thường từ 2-9m2. Thông thường phòng ngủ vợ chồng sẽ có khối wc riêng.
Có hai dạng tổ chức các thiết bị:
– Khối WC kết hợp: diện tích 3-6m2, có đầy đủ các thiết bị tắm rửa cá nhân, đại tiểu tiện. Thông thường sẽ là các khối wc trong phòng ngủ vợ chồng.
– Khối wc tách biệt
Các khối wc thường cao hơn mặt sàn.
Kho và tủ tường: Thông thường diện tích kho và tủ tường chiếm từ 4-5% diện tích sàn, thường là 1-6m2 tuỳ theo diện tích ngôi nhà. Tuy nhiên kts sẽ cố gắng tận dụng các không gian chết để xử lý là kho, tủ tường.
Tiền phòng: Hay còn gọi là tiền sảnh của ngôi nhà, căn hộ, biệt thự. Tiền phòng là bộ phận phụ thuộc khu cửa vào của căn hộ.Các tiền phòng thường có diện tích từ 3.5 – 6m2, tuy nhiên chiều rộng phải nhỏ hơn 1.2m. Tiền phòng thường bố trí chỗ treo mũ áo, giầy dép, gương…Xem thêm: Thiết kế tiền sảnh hành lang
Ban công, lôgia, sân trời, giếng trời: Ban công: Đây là một không gian hở, hoặc nửa kín nửa hở gắn liền với nhà ở, nơi tiếp cận với thiên nhiên. Các ban công nhô ra thường 2-3m2. Lôgia là những sàn nằm thụt vào mặt trong nhà, với 3 phía là tường, còn một phía là hở, thường có diện tích từ 3.5 – 6m2.
Sân trời và giếng trời: có diện tích từ 9 – 12m2, vai trò của giếng trời đặc biệt quan trọng ở các ngôi nhà ống, ngôi nhà phố hiện nay. < Tham khảo các thiết kế giếng trời được ưa chuộng hiện nay>
Cầu thang: Là nút giao thông thẳng đứng của nhà, có vai trò quan trọng, vì vậy trong quá trình thiết kế cầu thang cần hết sức chú ý. Cầu thang có các loại: Cầu thang có chiếu sáng tự nhiên, cầu thang kín ở giữa nhà, cầu thang ngoài trời.
Sân vườn: Đây là phần không gian không phải ngôi nhà nào cũng có, thường dạng các biệt thự, hoặc nhà phố có diện tích đủ rộng, bố trí không gian với các loại cây, hoa, hoặc các tiểu cảnh hòn non bộ, và hồ nước nhỏ, việc quy hoặc sân vườn đòi hỏi người thiết kế phải đưa ra được các phương án phù hợp với diện tích và không gian chung của ngôi nhà. Xem thêm thiết kể tiểu cảnh sân vườn – thiết kế hòn non bộ
Ngoài ra còn hàng trăm các tiêu chuẩn thiết kế khác như cửa, độ cao cửa, hệ số ghế, bàn, kệ……
Một vấn đề khá quan trọng đó là móng nhà. Vấn đề này thực tế cần có những người có khả năng am hiểu, và trong quá trình khảo sát thiết kế, hồ sơ thiết kế sẽ có đủ các thông số cũng như phương án, tuy nhiên các bạn cũng có thể tham khảo một bài viết khá chi tiết của chúng tôi: Các loại móng nhà
Tham khảo thêm bài viết >>> Xây nhà trọn gói – Thi công nhà trọn gói
Chi phí xây dựng trọn gói và cách tính diện tích xây dựng áp dụng với một thiết kế nhà theo phong thủy
Đơn giá xây nhà trọn gói là 4.500.000đ/m2 – 6 triệu/m2
- Diện tích sử dụng, bao gồm ban công tính 100% diện tích.
- Sân thượng MBTCT : 30% diện tích.
- Mái ngói = 80% dt sàn
- Sân thượng trước có mái và lam trang trí : 60% diện tích.
- Sân trước nhà : 50% diện tích.
- Sân sau nhà : 30% diện tích.
- Móng 40% diện tích.
Đơn giá hoàn thiện xây thô + nhân công: 2.8tr – 3.2 tr/m2.
(Tham khảo báo giá thiết kế nhà & Báo giá thi công xây dựng)
Ngoài ra việc làm nhà cũng cần quan tâm tới một số các vấn đề như phong thuỷ nhà: ( Xem hướng nhà, hướng bếp, hướng bàn thờ, hướng kê giường ngủ, hướng cổng…)
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu nhiều năm lĩnh vực phong thuỷ xây dựng, kiến thức thực tế và nghiên cứu tài liệu nhiều năm.
– Nhà nghiên cứu Phong thủy: Trần Đức Thịnh ( tuổi 70) Ông cũng là người dày công nghiên cứu phong thủy bát trạch nhiều năm, Ông hiểu biết khá sâu sắc về phong thủy, Chuyên gia phong thủy nhà, Hóa giải cung xấu trong phong thủy. (Ông hiện đang sống và làm chuyên gia phong thủy tại Từ Sơn – Bắc Ninh và là cố vấn phong thuỷ của Việt Architect Group)
– KTS. Nguyễn Văn Trình là kiến trúc sư tốt nghiệp Khoa kiến trúc Đại học xây dựng Hà Nội Một Kts Có bề dày kinh nghiệm Là chuyên gia DESIGN Kiến trúc, Ý tưởng và công năng luôn hoàn hảo, Anh Đã có quá trình tiếp xúc và làm việc với các kiến trúc sư lớn trong và ngoài nước, Là tác giả của nhiều công trình Kiến trúc Cao tầng tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, ..v v ….. Anh là chuyên gia của nhiều dự án biệt thự cao cấp, khu resort, và khách sạn. Đồng thời cũng một người có những kiến thức rất vững về phong thủy luôn đưa ra bài toán tốt nhất về kiến trúc và phong thủy hòa hợp.
Tham khao chi tiết bộ hồ sơ thiết kế nhà chuẩn phong thuỷ tại link >> Thiết kế nhà theo phong thuỷ
Với những người làm nhà không được tuổi có thể tham khảo việc mượn tuổi làm nhà tham khảo thêm: Xem tuổi làm nhà.
Vấn đề liên quan tới pháp luật đó là giấy phép xây dựng có thể tham khảo bài viết khá chi tiết của chúng tôi tại link: Giấy phép xây dựng nhà ở.
(Chú ý: Với từng thời điểm và khu vực giá vật liệu xây dựng và giá nhân công sẽ ảnh hưởng tới tổng kinh phí của ngôi nhà, để được tư vấn kỹ, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: Hotline 0989 149 805).
Sau khi hoàn thiện ngôi nhà, trước khi dọn về nhà mới, theo phong tục sẽ có một số công việc cần làm phong thuỷ: Những công việc cần làm khi về nhà mới (Nhập trạch)
Tham khảo các dự án thiết kế nhà theo phong thủy mà Việt Architect Group đã tư vấn và thiết kế
-Thiết kế nhà 5 tầng, kiểu nhà ống, CĐT: Ông Cường, GV ĐH Bách Khoa, Hà Nội
-Thiết kế nhà 4,5 tầng, 2 mặt tiền, nhà có thang máy, cho 3 thế hệ ở, ngôi nhà được CĐT mời chuyên gia phong thủy nổi tiếng ở Bình Định, và cũng rất hài lòng với việc thiết kế và kiến thức phong thủy của các kts, CĐT thiết kế nhà ở TP Việt Trì.
-Thiết kế biệt thự 3 tầng, CĐT là ông Huỳnh Long Hải, một người chuyên kinh doanh đồ gỗ Lai Châu, biệt thự thiết kế theo phong cách hiện đại
Đội ngũ cộng tác viên, chuyên nghiên cứu phong thủy:
– KTS. Nguyễn Văn Trình là kiến trúc sư tốt nghiệp Khoa kiến trúc Đại học xây dựng Hà Nội Một Kts Có bề dày kinh nghiệm Là chuyên gia DESIGN Kiến trúc, Ý tưởng và công năng luôn hoàn hảo, Anh Đã có quá trình tiếp xúc và làm việc với các kiến trúc sư lớn trong và ngoài nước, Là tác giả của nhiều công trình Kiến trúc Cao tầng tại Hà Nội, Bắc Ninh. Bắc Giang, ..v v ….. Anh là chuyên gia của nhiều dự án biệt thự cao cấp, khu resort, và khách sạn. Đồng thời cũng một người có những kiến thức rất vững về phong thủy luôn đưa ra bài toán tốt nhất về kiến trúc và phong thủy hòa hợp.
– Nhà nghiên cứu Phong thủy: Trần Đức Thịnh ( tuổi 67) Ông cũng là người dày công nghiên cứu phong thủy bát trạch nhiều năm, Ông hiểu biết khá sâu sắc về phong thủy, Chuyên gia phong thủy nhà, Hóa giải cung xấu trong phong thủy.
Và chuyên gia xem ngày động thổ, cưới hỏi ..v..v.. (Ông hiện đang sống và làm chuyên gia phong thủy tại Từ Sơn – Bắc Ninh)
Các bước thiết kế (thời gian khoảng 3- 5 ngày làm việc).
1. Đến hiện trường đo hướng nhà và kích thước mảnh đất (Nếu đã tư vấn chọn đất thì bỏ qua bước này)
2. Thiết kế theo Phong thuỷ (Hồ sơ chi tiết đính kèm) gồm (Phối hợp với KTS của gia chủ)
– Sau khi thu thập thông tin, các chuyên gia phong thủy cùng kts sẽ vẽ lại mặt bằng chính xác trên autocad, đổ shop mặt bằng màu.
– Sau khi việc vẽ trên autocad hoàn thành, sẽ áp sơ đồ bát quái và tính toán chi tiết hướng:
+ Hướng nhà chuẩn phong thủy, hướng mở cổng, hướng cửa chính, hướng phong ngủ, bếp, tính toán và xác định các tọa.
+ Kiểm tra kỹ càng các điều kiêng kỵ trong nhà,
– Thiết kế theo Bát trạch
– Thiết kế theo Cấu Trúc Hình Thể
– Thiết kế theo Hình Lý Khí
– Thiết kế theo Huyền Không
– Trấn Yểm
Tức là bố trí cấu trúc bên trong nhà cho phù hợp với tuổi gia chủ, phù hợp với cảnh quan ngoài nhà (gồm vị trí giường ngủ, ban thờ, bàn học, bàn làm việc và các vật dụng trong nhà, cửa…)
+ Nếu khách hàng trong khu vực nội thành, chúng tôi sẽ cử chuyên gia và kts xuống trực tiếp để khảo sát
+ Nếu khách hàng ở xa, có thể chuyển thông khổ đất, mặt bằng , và hướng chính xác, chúng tôi sẽ tư vấn và gửi hồ sơ chi tiết
Phương thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chyển khoản
Các bạn tham khảo một bộ hồ sơ mà Việt Architect Group đã tư vấn cho khách hàng.
Khách hàng tư vấn:
– Ông Cường, BK: Nhà ống 5 tầng Lĩnh Nam, Hà Nội
– Ông Quang, tư vấn phong thủy nhà thờ BK: Nhà ống 5 tầng Lĩnh Nam, Hà Nội
– Cô Yến, Khu tập thể ĐH Hà Nội, tư vấn phong thủy nhà phố 4 tầng.
Chuyên gia phong thủy và KTS lên phương án thiết kế và áp sơ đồ trên phần mềm, xác định tọa và hướng đẹp – Ngôi nhà 2 tầng, có sân vườn, chủ đầu tư anh Ngọc – TP Bắc Ninh.
Quý khách hàng tham khảo thêm: Báo giá thiết kế nhà, biệt thự và thiết kế nội thất
Các bạn tham khảo một bộ hồ sơ mà Việt Architect Group đã tư vấn cho khách hàng.
Chuyên gia phong thủy và KTS lên phương án thiết kế và áp sơ đồ trên phần mềm, xác định tọa và hướng đẹp – Ngôi nhà 2 tầng, có sân vườn, chủ đầu tư anh Ngọc – TP Bắc Ninh.
Việt Archict Group